Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

THÈM ĐƯỜNG

Thèm đường từ nhà ra phố, Thèm đường từ ngõ ra quốc lộ, Thèm đường từ nông thông đến thành phố. Thèm đường từ miền xuôi đến miền ngược.

Thèm đường đất mềm, hay đường bê tông cứng, Thèm đường đầy sỏi đá, hay đường nhựa êm ái, Thèm đường đầy sình lầy, hay đường đầy bụi mù.

Thèm đường bằng bằng, thèm cả đường dốc đứng, Thèm đường nhỏ xíu, thèm luôn đường rộng thênh thang, Thèm đường đại lộ thẳng tắp, thèm đường quê ngoằn ngèo, Thèm đường cạnh biển xanh và sóng, thèm đường vắt quanh núi và nằm trong mây.

Ôi thèm nhiều đường quá, Nhưng chẳng thèm 2 đường kia đâu Đường khổ đau và địa ngục ấy, phải tránh thật xa. Thèm đường quá đi thôi, dù đường tắc cũng được!

(Hà Nội ngày giãn cách 14/08/2021)

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Review sách: Phải Trái Đúng Sai (Michael Sandel)

Nếu được hỏi "Xã hội loài người sẽ đi về đâu?" thì bạn trả lời thế nào?

Mình đã đặt câu hỏi này cho khá nhiều người. Có người trả lời là tự do, có người trả lời là chân lý, có người trả lời là hạnh phúc, cũng có người trả lời là giàu có. Bản thân mình có một niềm tin là xã hội loài người sẽ đi về phía văn minh. Nơi đó mỗi cá nhân được tôn trọng, có được hạnh phúc và hưởng những điều tốt đẹp.

Cuốn sách Phải Trái Đúng Sai có tên tiếng Anh là "Justice - What's the right thing to do?" là cuốn sách bàn về công lý. Trước khi nói về cuốn sách này, mình muốn chia sẻ với bạn một điều mà mình nhận thấy, đó là "Mọi thứ mà ta đang nhận lấy, vì ta xứng đáng được nhận lấy".

Quay lại cuốn sách này, đây là cuốn sách khai mở những điều căn bản nhất mà một người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội cần phải nắm rõ: công lý là gì? Những cách tiếp cận công lý? Vai trò của nhà nước trong việc thực thi công lý?
Từ những điều căn bản đó, một cá nhân có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội sẽ có tư duy, góc nhìn rõ ràng và chính xác hơn về công lý, từ đó quyết định điều gì đúng nên làm.

Trong cuốn sách, tác giả thử thách người đọc bằng những ví dụ điển hình về cách tiếp cận công lý, về việc đưa ra các quyết định như thế nào là đúng, từ đó phơi bày ra các khiếm khuyết của những cách tiếp cận công lý đơn lẻ.

Mỗi cách tiếp cận công lý, do những triết gia đại tài khởi xướng và bảo vệ. Tư tưởng của những triết gia này là nền tảng, là cảm hứng cho các nền chính trị hiện tại. Nhưng không có triết gia nào có thể lý luận, đưa ra giải pháp một cách toàn vẹn.

Xã hội loài người vẫn đang tiếp tục chia rẽ, tranh luận trong cách tiếp cận với công lý. Cùng với đó là có nhiều bộ máy nhà nước với hệ tư tưởng chính trị khác nhau nhưng đều có cùng một mục tiêu chung là xây dựng một xã hội công bằng.
Vậy hệ tư tưởng chính trị nào đang gần với công lý hơn? Liệu có phải là tự do dân chủ?

Mặc dù sách được giới thiệu và đánh giá là trình bày dễ hiểu, rõ ràng và gần gũi. Tuy nhiên với mình đây là một cuốn sách rất khó hiểu, dễ gây hoang mang. Nhưng xứng đáng để đọc nó! Nhất là trong một xã hội mà cảm xúc dễ bị dẫn dắt và đẩy lên mức cực đoan như hiện tại, thì cuốn sách là một "liều thuốc" cần thiết được sử dụng rộng rãi.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Ảo tưởng là gì?

Người ta thường bảo bạn ảo tưởng? Và đa phần bạn bị cái lời nói đó đánh gục?

Nhưng thật sự thế nào là ảo tưởng? Ai là người hay nói bạn ảo tưởng? Những người đó là người thành công hay thất bại?
Có một chia sẻ trong một cuốn sách rất hay, đại ý thế này: "Nếu bạn có một ý tưởng, bạn giữ cho riêng mình thì nó là bất khả thi, bạn chia sẻ cho 10 người thì nó khó khả thi, bạn chia sẻ cho 100 người thì nó khả thi, và khi bạn chia sẻ cho đủ số người thì nó hoàn toàn khả thi."
Giáo Sư Trương Nguyện Thành trong một buổi chia sẻ với sinh viên có nói rằng: "Ảo tưởng là bạn mơ một giấc mơ, mà không dám đánh đổi một cái giá để đạt được nó". Tôi thấy ông nói đúng.
Thế giới đang có 1 thiên tài là Elon Musk, ông đang biến những điều mà người khác cho là ảo tưởng thành hiện thực. Hoặc xung quanh bạn, có những làm được những việc mà bạn chưa từng nghĩ tới, hoặc nghĩ tới thì bạn cũng cho là không khả thi.
Vì vậy gặp 1 người nói bạn ảo tưởng thì bạn phải gặp 10 người, 10 người nói bạn ảo tưởng, bạn hãy gặp 100 người.
Có người sẽ nói "nhưng tôi không có cơ hội". Cơ hội sẽ xuất hiện khi bạn dám trả giá, trả giá cho cái cơ hội đó thì cơ hội sẽ tới.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

THE GO-GIVER

 "Thật sự thì những người thành đạt thường xuyên làm như vậy đó chứ. Càng thành đạt, họ càng muốn chia sẻ bí quyết của mình với người khác."

"Thật sự mà nói thì, Joe à, trong một khoảng thời gian ngắn ngửi để ta gặp nhau, đó là đề tài tôi muốn bắt đầu. Cậu và tôi có quan niệm khác nhau về cách làm giàu. Nếu chúng ta muốn đi chung một con đường, chúng ta phải đi chung về một hướng. Nếu chú ý, cậu sẽ thấy tôi nói 'chia sẻ cà phê của cô ấy'. Còn cậu thì nói, 'lời to'. Cậu có thấy sự khác biệt không?"
"Tử tế với người khác chẳng mất mát gì cả."
"Đó không phải là xúc xích mà chính là người phục vụ xúc xích đã khiến người đàn ông này trở nên nổi tiếng như vậy. Đó không phải chỉ là ăn uống thông thường, mà là trải nghiệm ăn uống. Ernesto đã khiến cho việc mua xúc xích trở thành một sự kiến không thể nào quên."
"Mọi vận may trên đời này đều được tạo ra bởi những người đàn ông và phụ nữ có niềm đam mê lớn hơn về những gì họ cho đi - sản phẩm, dịch vụ hay ý kiến của họ - hơn là những gì họ nhận được. Và nhiều vận may đã bị lãng phí bởi những người chỉ lo những cái họ nhận được hơn là cái họ cho đi."
"Martin Luther King, Jr, có lần đã nói 'Mọi người đều có thể thành vĩ nhân bởi vì ai cũng thể phục vụ'. Nói cách khách, 'Mọi người đều có thể thành công, vì ai cũng có thể cho đi'."
"Tồn tại, tích lũy, phục vụ."
"Tồn tại - đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tích lũy - vượt qua khỏi mức nhu cầu cơ bản và mở rộng phạm vụ cuộc sống. Và phục vụ - đóng góp một phần vào thế giới chung quanh mình."
"Ông San tiếp tục. "Khi nói đến mạng lưới, ý của tôi không chỉ là khách hàng của anh. Mạng lười theo tôi là gồm những người biết về anh, thích anh, và tin tưởng ở anh. Họ có thể là những người chưa từng mua bán gì với , nhưng anh thì lúc nào cũng ở trong tâm trí của họ." Ông nghiên người về phía Joe để nói bằng một giọng có vẻ trịnh trọng hơn. "Họ là những người mong muốn nhìn thấy anh thành công. Và dĩ nhiên, đó là vì anh cũng mong muốn họ như vậy. Họ chính là đội quân đại sứ di động dành riêng cho anh."
"Bạn muốn có những kỹ năng về con người?" "Vậy thì hãy là một con người."
"Sự thật là mọi sự cho đi chỉ có thể diễn ra nếu đó cũng đồng thời là sự nhận lại."

SỰ THẬT CỦA LỜI NÓI DỐI!

Trong một buổi giảng pháp, thầy Thích Nhất Hạnh có dạy về cách nói chuyện trong chánh niệm. Thầy kể câu chuyện Hổ mẹ nhận con để lấy ví dụ. Mình xin kể lại theo trí nhớ như sau:

"Có một con hổ cái sắp sinh, vì nó sống một mình nên dù có mang thai vẫn phải đi săn mồi để nuôi thai và nuôi bản thân nó.
Một hôm, hổ cái đuổi theo một con nai. Nó đang tập trung đuổi bắt con nai thì con nai lấy đà bật nhảy qua một vách búi. Hổ cũng theo đà tập trung truy đuổi nên cũng vọt theo. Đến giữa chừng, hổ mẹ đã nhận ra sai lầm của mình. Vì vọt quá nhanh và mạnh, hổ con đã rơi ra khỏi bụng mẹ và rơi xuống vực. Qua đến bờ bên kia, hổ mẹ đau khổ khi mất con, chả thiết săn mồi nữa.
Hổ con rơi xuống vực, tưởng chừng như sẽ chết. May mắn sao, lúc đó có một đàn khỉ đang hái quả trên cây. Một con khỉ nhìn thấy và đưa tay ra hứng bắt được chú hổ con. Đàn khỉ nhận nuôi hổ con, cho ăn, dạy những thói quen của khỉ. Và chú hổ con lớn lên với tư tưởng mình là khỉ.
Một ngày hổ mẹ đi ngang qua nơi đàn khỉ đang sống, thấy chú hổ con và nhận ra con mình. Nó mới chạy đến bên và nói: "Con ơi, ta là mẹ của con đây"
Hổ con nói: "Bà là ai? Sao dám nhận là mẹ tôi?"
Hổ mẹ: "Ta là hổ, là mẹ của con, ta đã thất lạc con từ lúc con mới sinh"
Hổ con: "Không phải, ta là khỉ, đây là những anh em của ta". Cả đàn khỉ xúm lại xua đuổi hổ mẹ.
Hổ mẹ buồn bã rời đi. Đến một hôm, lúc cả đàn khỉ đi kiếm ăn, chỉ còn mình hổ con. Hổ mẹ mới lân la tới nói chuyện:
"Chào bạn khỉ con, tôi có thể nói chuyện với bạn được không?"
Hổ con đồng ý, hổ mẹ trò chuyện với hổ con như với một chú khỉ. Rồi cả 2 cùng đi dạo, đến hồ nước hổ mẹ mới soi mình xuống nước. Hổ con cũng soi mình, dưới nước hình ảnh hổ con và hổ mẹ giống nhau như 2 giọt nước. Hổ mẹ nói: "Bạn khỉ ơi, sao tôi và bạn giống nhau quá".
Thấy hổ con như nhận ra điều gì, hổ mẹ bẫng gầm vang trời. Hổ con cũng gầm lên theo, tiếng gầm của loài hổ làm cho muông thú xung quanh hoảng sợ bỏ chạy.
Chú hổ con nhận ra chính bản thân mình là loài hổ, nhận ra mẹ. Thế là cả hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng."
Qua bài giảng ta có thể thấy rằng, nói trong chánh niệm không có phải lúc nào cũng là lời nói thật. Nói trong chánh niệm là lời nói và thái độ hướng tới sự thật với mục đích tốt đẹp.
Nói theo ngôn ngữ thông thường thì ta có thể hiểu có 2 cách nói: nói tinh tế và nói trơ trẽn. Bạn sẽ chọn cách nào?

P/s: Bài viết đăng trên fb ngày 25/07/2020