Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

KhaiSilk - Chịu đau để cắt bỏ "ruột thừa"

Người ta nói "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Bao công sức gây dựng thương hiệu KhaiSilk giờ sụp đổ hoàn toàn. Nhưng bác Khải "bán danh ba đồng" liệu có đúng giá?
Đầu tiên, phải khẳng định bác Khải đi lên và gây dựng thương hiệu từ lụa tơ tằm. Bác ấy là người có công nâng tầm danh tiếng cho thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam trở thành một sản phẩm cao cấp, niềm tự hào dân tộc. Điều đó chứng minh qua, niềm tin của khách hàng (bao gồm cá nhân, công ty, cơ quan đoàn thể) đối với thươnng hiệu KhaiSilk. Bước vào cửa hàng của bác ấy thì chỉ việc chỉ tay lựa sản phẩm và thanh toán, không cần phải kiểm tra. Và sản phẩm của bác ấy được dành tặng cho những vị khách, đối tác quan trọng nhất.
Là sản phẩm mang lại thương hiệu cho bác ấy. Nhưng từ lâu mảng kinh doanh lụa đã trở thành "khúc ruột thừa". Nhìn lại quá trình kinh doanh của bác ấy, thì từ năm 1996 bác ấy đã chuyển qua lĩnh vực bất động sản, và tập trung kinh doanh bất động sản từ năm 2006. Tập đoàn KhaiSilk giờ đây là một tập đoàn đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, ẩm thực, du lịch. Những ngành này đương nhiên mang lại doanh thu lớn hơn gấp nhiều lần mảng lụa tơ tằm, dẫn tới bác ấy không còn chú trọng vào đầu tư cho mảng này nữa.
Điều này được bác ấy chứng minh qua việc thừa nhận việc nhập lụa Trung Quốc từ lâu. Có thể là từ những năm 90 rồi. Thực ra việc nhập lụa Trung Quốc đâu có gì sai, họ là cường quốc số một về lụa tơ tằm. Chắc chắn chất lượng tơ tằm của họ không nhận mình là số một thì chẳng nước nào dám nhận. Cái sai là bác ấy giấu điều đó và gắn cho nó cái mác "Made in VietNam". Và "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Với tầm của bác ấy, chắc chắn việc này đã được dự liệu từ khi mới bắt đầu, nhưng vì thương hiệu của mình, bác ấy đã nhắm mắt làm tới.
Chính nguyên nhân này, khiến cho "khúc ruột thừa" đó. Nếu như bình thường, nó sẽ yên phận sống trong hoà bình với bác ấy đến cuối đời. Nhưng "khúc ruột thừa" của bác ấy có bệnh, và sẽ đến ngày nó phát bệnh và cần được cắt bỏ. Và ngày đó đã đến. Nhưng nó đến quá bất ngờ, đến trong lúc bác ấy không chuẩn bị, đến mức có thể nói là cắt bỏ mà không được tiêm thuốc giảm đau.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra là tại sao bác ấy lại cúi đầu nhận lỗi?
Câu trả lời có thể được dự đoán như sau:
Thứ nhất, với bác ấy thương hiệu cá nhân có sức ảnh hưởng lớn hơn thương hiệu công ty. Cái tên của bác ấy gắn liền với mọi hoạt động của công ty, nó mang lại danh tiếng, uy tín cho các hoạt động đó. Vậy nên bác ấy phải giữ lại. Không phải ai cũng đủ dũng khí để thừa nhận việc làm sai trái "long trời lở đất" đó. Xử lý như vậy đã vớt vát được một phần nào đó thương hiệu cá nhân của bác ấy. Kể từ đây, bác ấy có thể trút bỏ gánh nặng bao lâu nay, và tập trung vào việc khác.
Thứ hai, đã đến lúc tập đoàn của bác ấy thay đổi cơ cấu, chuyển dịch giá trị cốt lõi từ mảng lụa tơ tằm sang một ngành khác có lợi nhuận cao hơn, dễ phát triển hơn. Vậy thì nhân cơn đau này, thì phẫu thuật, cắt bỏ đi "khúc ruột thừa" này.
Có lẽ "bán danh ba đồng" cũng coi như là được giá!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét