Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

SỰ THẬT CỦA LỜI NÓI DỐI!

Trong một buổi giảng pháp, thầy Thích Nhất Hạnh có dạy về cách nói chuyện trong chánh niệm. Thầy kể câu chuyện Hổ mẹ nhận con để lấy ví dụ. Mình xin kể lại theo trí nhớ như sau:

"Có một con hổ cái sắp sinh, vì nó sống một mình nên dù có mang thai vẫn phải đi săn mồi để nuôi thai và nuôi bản thân nó.
Một hôm, hổ cái đuổi theo một con nai. Nó đang tập trung đuổi bắt con nai thì con nai lấy đà bật nhảy qua một vách búi. Hổ cũng theo đà tập trung truy đuổi nên cũng vọt theo. Đến giữa chừng, hổ mẹ đã nhận ra sai lầm của mình. Vì vọt quá nhanh và mạnh, hổ con đã rơi ra khỏi bụng mẹ và rơi xuống vực. Qua đến bờ bên kia, hổ mẹ đau khổ khi mất con, chả thiết săn mồi nữa.
Hổ con rơi xuống vực, tưởng chừng như sẽ chết. May mắn sao, lúc đó có một đàn khỉ đang hái quả trên cây. Một con khỉ nhìn thấy và đưa tay ra hứng bắt được chú hổ con. Đàn khỉ nhận nuôi hổ con, cho ăn, dạy những thói quen của khỉ. Và chú hổ con lớn lên với tư tưởng mình là khỉ.
Một ngày hổ mẹ đi ngang qua nơi đàn khỉ đang sống, thấy chú hổ con và nhận ra con mình. Nó mới chạy đến bên và nói: "Con ơi, ta là mẹ của con đây"
Hổ con nói: "Bà là ai? Sao dám nhận là mẹ tôi?"
Hổ mẹ: "Ta là hổ, là mẹ của con, ta đã thất lạc con từ lúc con mới sinh"
Hổ con: "Không phải, ta là khỉ, đây là những anh em của ta". Cả đàn khỉ xúm lại xua đuổi hổ mẹ.
Hổ mẹ buồn bã rời đi. Đến một hôm, lúc cả đàn khỉ đi kiếm ăn, chỉ còn mình hổ con. Hổ mẹ mới lân la tới nói chuyện:
"Chào bạn khỉ con, tôi có thể nói chuyện với bạn được không?"
Hổ con đồng ý, hổ mẹ trò chuyện với hổ con như với một chú khỉ. Rồi cả 2 cùng đi dạo, đến hồ nước hổ mẹ mới soi mình xuống nước. Hổ con cũng soi mình, dưới nước hình ảnh hổ con và hổ mẹ giống nhau như 2 giọt nước. Hổ mẹ nói: "Bạn khỉ ơi, sao tôi và bạn giống nhau quá".
Thấy hổ con như nhận ra điều gì, hổ mẹ bẫng gầm vang trời. Hổ con cũng gầm lên theo, tiếng gầm của loài hổ làm cho muông thú xung quanh hoảng sợ bỏ chạy.
Chú hổ con nhận ra chính bản thân mình là loài hổ, nhận ra mẹ. Thế là cả hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng."
Qua bài giảng ta có thể thấy rằng, nói trong chánh niệm không có phải lúc nào cũng là lời nói thật. Nói trong chánh niệm là lời nói và thái độ hướng tới sự thật với mục đích tốt đẹp.
Nói theo ngôn ngữ thông thường thì ta có thể hiểu có 2 cách nói: nói tinh tế và nói trơ trẽn. Bạn sẽ chọn cách nào?

P/s: Bài viết đăng trên fb ngày 25/07/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét