Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

ĐỪNG COI CÔNG TY LÀ MỎ VÀNG, HÃY COI CÔNG TY LÀ MÁY KHAI THÁC VÀNG!

Tôi đã nhiều lần nói với các đồng đội của mình như vậy. "Đừng coi công ty là mỏ vàng, hãy coi công ty là máy khai thác vàng!". Mà sự thật đúng là như vậy còn gì, bây giờ đi làm lương bèo bọt đến mấy, thì cuối tháng các bạn lĩnh cũng phải mua được ít nhất 1 chỉ vàng (nếu ít hơn thì ở nhà cho khỏe), có bạn mua được 2 chỉ, 3 chỉ. Có người mua được cả cây vàng chứ chả ít.


Nếu bạn coi công ty là mỏ vàng, hàng ngày đến làm việc hời hợt, đến cuối tháng các bạn cầm vàng về nhà. Thì rồi cuối cùng cái mỏ vàng ấy cũng hết, công ty phá sản. Và bạn cũng hết nguồn thu nhập, đến lúc đó chắc gì bạn đã có thời gian để tìm được mỏ vàng khác?!

Còn nếu bạn coi công ty là máy khai thác vàng thì sao? Hãy giúp cái máy đó hoạt động trơn tru để nó tìm ra thật nhiều vàng một cách nhanh nhất (Công ty phát triển). Khi có nhiều vàng rồi, hãy giúp công ty mua thêm nhiều máy khai thác vàng nữa (Công ty lớn mạnh). Rồi hãy cái tiến cái máy khai thác vàng đó, bằng cách trang bị cho nó công cụ dò tìm vàng, để tìm các mỏ vàng mới (sản phẩm mới, dịch vụ mới, ngành kinh doanh mới). Rồi nếu được hãy nghĩ cách để biến vàng thành những trang sức đẹp được nhiều người yêu thích (Phát triển giá trị cho công ty). Nếu các bạn làm được như vậy, số lượng vàng các bạn mang về sẽ ngày một tăng, và sẽ là vô tận.

Và để làm được điều đó, trước khi lên ý tưởng và hành động. Bạn phải tự vấn xem ý tưởng đó, hành động đó có giúp phát triển, có lợi cho công ty của bạn hay không.

Bài viết mình viết và đăng trên facebook ngày 09/03/2020.



Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Các Loại Phí Trong Hợp Đồng Bảo Hiểm

 "Tại sao giá trị tài khoản hợp đồng của anh/chị lại chỉ còn chừng này?"

Đây là một trong những câu hỏi được người tham gia bảo hiểm hỏi nhiều nhất khi cầm trên tay dự thảo hợp đồng bảo hiểm.

Để giúp người tham gia bảo hiểm hiểu hơn về hợp đồng bảo hiểm của mình, hôm nay tôi sẽ chia sẻ về các loại phí có trong một hợp đồng bảo hiểm.

Trong một hợp đồng bảo hiểm thường có các loại phí sau:
1. Phí Ban Đầu: Là khoản phí được khấu trừ từ Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm trước khi phâm bổ vào Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng.

2. Phí Bảo Hiểm Định Kỳ là tổng các khoản phí của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Cơ Bản" và khoản phí của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Tăng Cường") (nếu có) do Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn và được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng (nếu có).

3. Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm là khoản phí do Bên Mua Bảo Hiểm đóng thêm ngoài Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và tuân theo quy định của Công Ty Bảo Hiểm.

4. Phí Bảo Hiểm Cơ Bản Tối Thiểu là khoản phí Bảo Hiểm Cơ Bản mà bên Mua Bảo Hiểm cần phải đóng tại mỗi Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng trong gian đoạn 3 Năm Hợp Đồng Đầu Tiên. Khoản phí này được xác định căn cứ vào Số Tiền Bảo Hiểm mà Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn.

5. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro có thể được thay đổi sau khi có sự chấp tuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro mới.

6. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường được đính kèm theo Hợp Đồng Bảo Hiểm. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường có thể được thay đổi sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường mới.

7. Phí Quản Lý Hợp Đồng là khoản phí sẽ được khấu trừ hàng tháng vào Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Trong năm 2015, Phí QUản Lý Hợp Đồng là hai mươi lăm ngàn đồng mỗi tháng và sẽ tự động tăng hai ngàn đồng mỗi năm dương lịch sau đó. Tuy nhiên, Phí Quản Lý Hợp Đồng sẽ không vượt quá mức tối đa là sáu mươi ngàn đồng mỗi tháng. Công Ty Bảo Hiểm có thể thay đổi Phí Quản Lý Hợp Đồng và mức tăng Phí Quản Lý Hợp Đồng sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Hợp Đồng Mới.

8. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu rút một phần Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền rút từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng sẽ được khấu trừ vào số tiền yêu cầu rút trước khi Công Ty Bảo Hiểm chi trả số tiền rút này cho Bên Mua Bào Hiểm

9. Phí Quản Lý Quỹ là khoản phí dùng để chi trả cho các hoạt động của Quỹ Liên Kết Đầu Tư (Quỹ Liên Kết Chung hoặc Quỹ Liên Kết Đơn Vị) và sẽ được khấu trừ trước khi Công Ty Bảo Hiểm công bố lãi suất đầu tư. Mức Phí Quản Lý Quỹ hiện tại là một phẩy năm phần trăm một năm (1,5%/năm) tính trên Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng và có thể thay đổi. Nếu Công Ty Bảo Hiểm có thay đổi tăng so với mức hai phần trăm một năm (2%/năm), Công Ty Bảo Hiểm phải được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Quỹ Mới.

10. Phí Chấm Dứt Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu chấm dứt Hợp Đồng trước thời hạn. Phí này được tính theo tỉ lệ phần trăm trên Phí Bảo Hiểm Định Kỳ quy năm tại thời điểm cấp Hợp Đồng.

11. Phí Chuyển Đổi Quỹ Liên Kết Đơn Vị là khoản phí Bên Mua Bảo Hiểm phải trả cho Công Ty Bảo Hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các Quỹ Liên Kết Đơn Vị.
Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37


Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng hơn!

BENJAMIN FRANKLIN có câu nói nổi tiếng thế này: "By failing to prepare, you are preparing to fail."

Dịch ra tiếng Việt là "Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại". Hay chúng ta có câu nói gần gũi hơn là " Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại".
Tuy nhiên, theo tôi câu nói "Thất bại trong chuẩn bị" có hàm nghĩa sâu rộng hơn. Bởi thất bại trong chuẩn bị bao gồm không chuẩn bị và chuẩn bị sai cái cần phải chuẩn bị, hoặc chuẩn bị thiếu.

Nếu hiểu sâu sắc và sát với từng cá nhân, ta có thể hiểu là nếu ta thất bại trong việc chuẩn bị cho cuộc đời của mình, thì ta đang chuẩn bị cho một cuộc đời thất bại.
Vậy làm sao để thành công trong việc chuẩn bị cho cuộc đời? Chắc có bạn sẽ nói rằng, ai biết trước được điều gì sắp xảy ra để mà chuẩn bị được cơ chứ?
À, chính bởi vì ta không biết được điều gì sẽ xảy ra nên ta mới cần phải chuẩn bị. Chuẩn bị để tránh việc chịu nhiều tổn thất do rủi ro, hoặc có thể đón lấy cơ hội khi nó tới.
Và bạn có chắc là ta không biết trước được điều gì sắp xảy ra không? Tôi tin rằng, ta hoàn toàn có thể biết được điều gì sẽ xảy ra. Và tôi đã chia ra 2 nhóm: việc chắc chắn phải xảy ra và rủi ro không lường trước.

Thật vậy, ông bà ta đã đúc kết lại rằng "tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" là 3 việc lớn trong đời, không ai có thể tránh khỏi 3 việc lớn này.

Vậy cuộc đời mỗi một con người, ai cũng sẽ phải trải qua những việc sau:
Có một nghề nghiệp. Nghề nghiệp hay công việc chính là thứ mang lại thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân. Công việc còn đáp ứng cho đam mê, ước mơ của ta. Để có một nghề nghiệp ta phải chuẩn bị bằng cách: học tập (học nghề, học đại học, đi du học), công cụ phục vụ làm nghề (máy tính, xe máy, oto,...). Nếu bạn nào kinh doanh thì phải chuẩn bị vốn.

Kết hôn (lập gia đình). Chẳng ai có thể sống một mình cả. Và khi lập gia đình, ta sẽ có thêm những trách nhiệm mới: trách nhiệm với người bạn đời, trách nhiệm với con cái. Vậy ta phải chuẩn bị cho những trách nhiệm đó. Với bạn đời đó là trách nhiệm xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, đảm bảo đời sống kinh tế. Với con cái đó là trách nhiệm nuôi dưỡng, học tập và có khi cả hỗ trợ con cái lập nghiệp. Phải làm sao để trong mọi hoàn cảnh ta đều đảm bảo được trách nhiệm của mình với gia đình.

Mua nhà (xây nhà). An cư thì mới lạc nghiệp. Nhà là nơi ta nghỉ ngơi, là thành quả của quá trình lao động. Nhà là nơi ta xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhà là bến neo đậu an toàn của ta. Và có thể nhà chính là một trong những điều mà ta tự hào nhất. Vậy ta phải chuẩn bị gì để mua nhà? Đó là tiết kiệm, đầu tư!.

Phụng dưỡng cha mẹ. Là một đứa con, chắc chắn ai cũng mong muốn được thấy cha mẹ mãi khỏe mạnh. Nhưng con người vốn dĩ không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Vậy nên, ta phải chuẩn bị để phụng dưỡng cha mẹ của ta lúc về già. Năm 2018, lúc đó tôi đã nghĩ rằng kiểu gì mình cũng phải có 1 khoản tiền dành cho cha mẹ. Vậy nên tôi đã chuẩn bị một thứ (đố bạn là gì?), mà nếu có rủi ro ngoài ý muốn thì cha mẹ tôi vẫn có một khoản tiền do tôi chuẩn bị.

Một việc nữa mà ta phải chuẩn bị. Đó là lo cho tuổi già, hay nói rõ ra là một khoản tiền để dưỡng già. Chẳng ai có thể đảm bảo rằng về già chúng ta được con cháu nuôi dưỡng. Và nếu nhìn bố mẹ của ta, thì ta mới thấy rằng bố mẹ hết lo cho con, rồi lại lo cho cháu, do đó tuổi già lại cũng phải chi nhiều tiền. Vậy nên, ta rồi cũng sẽ như thế mà thôi.

Con người không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Không ai có thể khỏe mạnh mãi được. Vậy nên, ta cũng cần phải chuẩn bị cho việc lúc ốm đau, tai nạn. Đừng để lúc ốm đau rồi mới xoay xở, lúc đó chẳng còn sức lực, tâm trí và thời gian nữa. Và cũng đừng để ốm đau lấy đi những thứ mà ta nhọc công gây dựng. Cách nào để ta chuẩn bị tốt nhất?

Và cuối cùng, với những người có trách nhiệm, có hoài bão thì điều họ mong muốn nhất là cuối đời để lại một di sản cho con cháu. Di sản đó có thể là tiền bạc của cải, di sản đó cũng có thể là một tinh thần, một tấm gương cho con cháu dựa vào và học tập.

Bạn bè tôi có một số người đã chuẩn bị thành công cho một cuộc đời nhẹ nhàng. Và cũng có nhiều người tôi quan sát được rằng họ vẫn chưa thực sự chuẩn bị cho cuộc đời mình. Tôi quan sát và học hỏi được từ cả 2 nhóm người này. Và tôi tin rằng sự chuẩn bị không bao giờ là muộn cả.
Tôi đã tìm được một số nguyên tắc để chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng. Và tôi đã áp dụng và thấy thật sự hiểu quả mà không hề có áp lực. Bạn nào muốn tham khảo thì tôi sẵn sàng chia sẻ. Hãy cùng nhau chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng hơn nhé!