Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

ĐỪNG COI CÔNG TY LÀ MỎ VÀNG, HÃY COI CÔNG TY LÀ MÁY KHAI THÁC VÀNG!

Tôi đã nhiều lần nói với các đồng đội của mình như vậy. "Đừng coi công ty là mỏ vàng, hãy coi công ty là máy khai thác vàng!". Mà sự thật đúng là như vậy còn gì, bây giờ đi làm lương bèo bọt đến mấy, thì cuối tháng các bạn lĩnh cũng phải mua được ít nhất 1 chỉ vàng (nếu ít hơn thì ở nhà cho khỏe), có bạn mua được 2 chỉ, 3 chỉ. Có người mua được cả cây vàng chứ chả ít.


Nếu bạn coi công ty là mỏ vàng, hàng ngày đến làm việc hời hợt, đến cuối tháng các bạn cầm vàng về nhà. Thì rồi cuối cùng cái mỏ vàng ấy cũng hết, công ty phá sản. Và bạn cũng hết nguồn thu nhập, đến lúc đó chắc gì bạn đã có thời gian để tìm được mỏ vàng khác?!

Còn nếu bạn coi công ty là máy khai thác vàng thì sao? Hãy giúp cái máy đó hoạt động trơn tru để nó tìm ra thật nhiều vàng một cách nhanh nhất (Công ty phát triển). Khi có nhiều vàng rồi, hãy giúp công ty mua thêm nhiều máy khai thác vàng nữa (Công ty lớn mạnh). Rồi hãy cái tiến cái máy khai thác vàng đó, bằng cách trang bị cho nó công cụ dò tìm vàng, để tìm các mỏ vàng mới (sản phẩm mới, dịch vụ mới, ngành kinh doanh mới). Rồi nếu được hãy nghĩ cách để biến vàng thành những trang sức đẹp được nhiều người yêu thích (Phát triển giá trị cho công ty). Nếu các bạn làm được như vậy, số lượng vàng các bạn mang về sẽ ngày một tăng, và sẽ là vô tận.

Và để làm được điều đó, trước khi lên ý tưởng và hành động. Bạn phải tự vấn xem ý tưởng đó, hành động đó có giúp phát triển, có lợi cho công ty của bạn hay không.

Bài viết mình viết và đăng trên facebook ngày 09/03/2020.



Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Các Loại Phí Trong Hợp Đồng Bảo Hiểm

 "Tại sao giá trị tài khoản hợp đồng của anh/chị lại chỉ còn chừng này?"

Đây là một trong những câu hỏi được người tham gia bảo hiểm hỏi nhiều nhất khi cầm trên tay dự thảo hợp đồng bảo hiểm.

Để giúp người tham gia bảo hiểm hiểu hơn về hợp đồng bảo hiểm của mình, hôm nay tôi sẽ chia sẻ về các loại phí có trong một hợp đồng bảo hiểm.

Trong một hợp đồng bảo hiểm thường có các loại phí sau:
1. Phí Ban Đầu: Là khoản phí được khấu trừ từ Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm trước khi phâm bổ vào Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng.

2. Phí Bảo Hiểm Định Kỳ là tổng các khoản phí của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Cơ Bản" và khoản phí của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Tăng Cường") (nếu có) do Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn và được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng (nếu có).

3. Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm là khoản phí do Bên Mua Bảo Hiểm đóng thêm ngoài Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và tuân theo quy định của Công Ty Bảo Hiểm.

4. Phí Bảo Hiểm Cơ Bản Tối Thiểu là khoản phí Bảo Hiểm Cơ Bản mà bên Mua Bảo Hiểm cần phải đóng tại mỗi Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng trong gian đoạn 3 Năm Hợp Đồng Đầu Tiên. Khoản phí này được xác định căn cứ vào Số Tiền Bảo Hiểm mà Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn.

5. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro có thể được thay đổi sau khi có sự chấp tuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro mới.

6. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường được đính kèm theo Hợp Đồng Bảo Hiểm. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường có thể được thay đổi sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường mới.

7. Phí Quản Lý Hợp Đồng là khoản phí sẽ được khấu trừ hàng tháng vào Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Trong năm 2015, Phí QUản Lý Hợp Đồng là hai mươi lăm ngàn đồng mỗi tháng và sẽ tự động tăng hai ngàn đồng mỗi năm dương lịch sau đó. Tuy nhiên, Phí Quản Lý Hợp Đồng sẽ không vượt quá mức tối đa là sáu mươi ngàn đồng mỗi tháng. Công Ty Bảo Hiểm có thể thay đổi Phí Quản Lý Hợp Đồng và mức tăng Phí Quản Lý Hợp Đồng sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Hợp Đồng Mới.

8. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu rút một phần Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền rút từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng sẽ được khấu trừ vào số tiền yêu cầu rút trước khi Công Ty Bảo Hiểm chi trả số tiền rút này cho Bên Mua Bào Hiểm

9. Phí Quản Lý Quỹ là khoản phí dùng để chi trả cho các hoạt động của Quỹ Liên Kết Đầu Tư (Quỹ Liên Kết Chung hoặc Quỹ Liên Kết Đơn Vị) và sẽ được khấu trừ trước khi Công Ty Bảo Hiểm công bố lãi suất đầu tư. Mức Phí Quản Lý Quỹ hiện tại là một phẩy năm phần trăm một năm (1,5%/năm) tính trên Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng và có thể thay đổi. Nếu Công Ty Bảo Hiểm có thay đổi tăng so với mức hai phần trăm một năm (2%/năm), Công Ty Bảo Hiểm phải được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Quỹ Mới.

10. Phí Chấm Dứt Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu chấm dứt Hợp Đồng trước thời hạn. Phí này được tính theo tỉ lệ phần trăm trên Phí Bảo Hiểm Định Kỳ quy năm tại thời điểm cấp Hợp Đồng.

11. Phí Chuyển Đổi Quỹ Liên Kết Đơn Vị là khoản phí Bên Mua Bảo Hiểm phải trả cho Công Ty Bảo Hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các Quỹ Liên Kết Đơn Vị.
Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37


Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng hơn!

BENJAMIN FRANKLIN có câu nói nổi tiếng thế này: "By failing to prepare, you are preparing to fail."

Dịch ra tiếng Việt là "Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại". Hay chúng ta có câu nói gần gũi hơn là " Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại".
Tuy nhiên, theo tôi câu nói "Thất bại trong chuẩn bị" có hàm nghĩa sâu rộng hơn. Bởi thất bại trong chuẩn bị bao gồm không chuẩn bị và chuẩn bị sai cái cần phải chuẩn bị, hoặc chuẩn bị thiếu.

Nếu hiểu sâu sắc và sát với từng cá nhân, ta có thể hiểu là nếu ta thất bại trong việc chuẩn bị cho cuộc đời của mình, thì ta đang chuẩn bị cho một cuộc đời thất bại.
Vậy làm sao để thành công trong việc chuẩn bị cho cuộc đời? Chắc có bạn sẽ nói rằng, ai biết trước được điều gì sắp xảy ra để mà chuẩn bị được cơ chứ?
À, chính bởi vì ta không biết được điều gì sẽ xảy ra nên ta mới cần phải chuẩn bị. Chuẩn bị để tránh việc chịu nhiều tổn thất do rủi ro, hoặc có thể đón lấy cơ hội khi nó tới.
Và bạn có chắc là ta không biết trước được điều gì sắp xảy ra không? Tôi tin rằng, ta hoàn toàn có thể biết được điều gì sẽ xảy ra. Và tôi đã chia ra 2 nhóm: việc chắc chắn phải xảy ra và rủi ro không lường trước.

Thật vậy, ông bà ta đã đúc kết lại rằng "tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" là 3 việc lớn trong đời, không ai có thể tránh khỏi 3 việc lớn này.

Vậy cuộc đời mỗi một con người, ai cũng sẽ phải trải qua những việc sau:
Có một nghề nghiệp. Nghề nghiệp hay công việc chính là thứ mang lại thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân. Công việc còn đáp ứng cho đam mê, ước mơ của ta. Để có một nghề nghiệp ta phải chuẩn bị bằng cách: học tập (học nghề, học đại học, đi du học), công cụ phục vụ làm nghề (máy tính, xe máy, oto,...). Nếu bạn nào kinh doanh thì phải chuẩn bị vốn.

Kết hôn (lập gia đình). Chẳng ai có thể sống một mình cả. Và khi lập gia đình, ta sẽ có thêm những trách nhiệm mới: trách nhiệm với người bạn đời, trách nhiệm với con cái. Vậy ta phải chuẩn bị cho những trách nhiệm đó. Với bạn đời đó là trách nhiệm xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, đảm bảo đời sống kinh tế. Với con cái đó là trách nhiệm nuôi dưỡng, học tập và có khi cả hỗ trợ con cái lập nghiệp. Phải làm sao để trong mọi hoàn cảnh ta đều đảm bảo được trách nhiệm của mình với gia đình.

Mua nhà (xây nhà). An cư thì mới lạc nghiệp. Nhà là nơi ta nghỉ ngơi, là thành quả của quá trình lao động. Nhà là nơi ta xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhà là bến neo đậu an toàn của ta. Và có thể nhà chính là một trong những điều mà ta tự hào nhất. Vậy ta phải chuẩn bị gì để mua nhà? Đó là tiết kiệm, đầu tư!.

Phụng dưỡng cha mẹ. Là một đứa con, chắc chắn ai cũng mong muốn được thấy cha mẹ mãi khỏe mạnh. Nhưng con người vốn dĩ không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Vậy nên, ta phải chuẩn bị để phụng dưỡng cha mẹ của ta lúc về già. Năm 2018, lúc đó tôi đã nghĩ rằng kiểu gì mình cũng phải có 1 khoản tiền dành cho cha mẹ. Vậy nên tôi đã chuẩn bị một thứ (đố bạn là gì?), mà nếu có rủi ro ngoài ý muốn thì cha mẹ tôi vẫn có một khoản tiền do tôi chuẩn bị.

Một việc nữa mà ta phải chuẩn bị. Đó là lo cho tuổi già, hay nói rõ ra là một khoản tiền để dưỡng già. Chẳng ai có thể đảm bảo rằng về già chúng ta được con cháu nuôi dưỡng. Và nếu nhìn bố mẹ của ta, thì ta mới thấy rằng bố mẹ hết lo cho con, rồi lại lo cho cháu, do đó tuổi già lại cũng phải chi nhiều tiền. Vậy nên, ta rồi cũng sẽ như thế mà thôi.

Con người không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Không ai có thể khỏe mạnh mãi được. Vậy nên, ta cũng cần phải chuẩn bị cho việc lúc ốm đau, tai nạn. Đừng để lúc ốm đau rồi mới xoay xở, lúc đó chẳng còn sức lực, tâm trí và thời gian nữa. Và cũng đừng để ốm đau lấy đi những thứ mà ta nhọc công gây dựng. Cách nào để ta chuẩn bị tốt nhất?

Và cuối cùng, với những người có trách nhiệm, có hoài bão thì điều họ mong muốn nhất là cuối đời để lại một di sản cho con cháu. Di sản đó có thể là tiền bạc của cải, di sản đó cũng có thể là một tinh thần, một tấm gương cho con cháu dựa vào và học tập.

Bạn bè tôi có một số người đã chuẩn bị thành công cho một cuộc đời nhẹ nhàng. Và cũng có nhiều người tôi quan sát được rằng họ vẫn chưa thực sự chuẩn bị cho cuộc đời mình. Tôi quan sát và học hỏi được từ cả 2 nhóm người này. Và tôi tin rằng sự chuẩn bị không bao giờ là muộn cả.
Tôi đã tìm được một số nguyên tắc để chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng. Và tôi đã áp dụng và thấy thật sự hiểu quả mà không hề có áp lực. Bạn nào muốn tham khảo thì tôi sẵn sàng chia sẻ. Hãy cùng nhau chuẩn bị cho một cuộc đời nhẹ nhàng hơn nhé!


Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

8 câu hỏi giúp bạn hiểu rõ bức tranh tài chính cá nhân tương lai của bạn

Ai cũng có ước mơ về một tương lai tốt đẹp và thịnh vượng. Nhưng để hình dung rõ được tương lai như thế nào là tương lai tốt đẹp và thịnh vượng thì không phải ai cũng làm.

Nếu bạn hình dung rõ được bức tranh tài chính cá nhân trong tương lai thì sẽ giúp bạn lập kế hoạch rõ ràng. Và giúp bạn thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn, giúp đạt được tương lai tốt đẹp và thịnh vượng.

Sau đây, tôi gợi ý 8 câu hỏi giúp bạn hiểu rõ bức tranh tài chính cá nhân trong tương lai của bạn. Hãy đọc và trả lời chi tiết từng câu hỏi vào giấy nhé.

1. Trong 5 năm tới, thu nhập của bạn là bao nhiêu?

2. Phong cách sống của bạn ra sao?

3. Bạn sẽ sống trong một căn nhà như thế nào?

4. Bạn sẽ lái xe gì?

5. Bạn có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống gia đình ở mức nào?

6. Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?

7. Bạn sẽ tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu tiền mỗi tháng và mỗi năm?

8. Bạn muốn có được bao nhiêu tiền lúc về hưu?

Sau khi trả lời xong 8 câu hỏi này, thì hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch và thực hiện nhé. 

Chúc bạn may mắn, kiên định, bền bỉ để có một tương lai tốt đẹp và thịnh vượng nhé!

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Tại sao cá nhân cần phải quản trị rủi ro?

 Rủi ro là gì?

Theo Wikipedia, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

Từ khái niệm này, ta có thể thấy rủi ro nó cũng có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Cá nhân khi đối diện với rủi ro có đủ tỉnh táo, thông minh để nhận diện rủi ro đó để tận dụng tối đa những lợi ích, cơ hội hay để phòng tránh, hạn chế tổn thất hay không mà thôi.

Đặc biệt, rủi ro là yếu tố có thể đo lường được. Vì vậy ta hoàn toàn có thể tính toán, nghiên cứu để quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro là gì?

Đa phần bạn sẽ thấy quản trị rủi ro thường được nhắc đến ở các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, mỗi cá nhân cũng phải quản trị rủi ro cho chính bản thân mình.

Quản trị rủi ro cá nhân hiểu một cách đơn giản là quá trình nhận dạng, đánh giá, phân tích rủi ro để từ đó có biện pháp kiểm soát, khắc phục hoặc tận dụng rủi ro nhằm mang đến cuộc sống an toàn và hạnh phúc cho cá nhân.

Quản trị rủi ro giúp cho cá nhân làm chủ cuộc đời, có cuộc sống an toàn, hạnh phúc. Quản trị rủi ro còn đóng vai trò lớn giúp cá nhân thực hiện được ước mơ, hoài bão của bản thân.

Vậy tại sao cần phải quản trị rủi ro? Chúng ta cũng đi tìm hiểu các lý do dưới đây.

1. Môi trường sống ngày càng biến động

Bệnh dịch ngày càng nguy hiểm và xuất hiện dày đặc!

Từ thủa khai sinh nhân loại cho đến hết thể kỷ 20, nhân loại đón nhận 11 đại dịch thay đổi lịch sử thế giới. Nhưng chỉ trong 20 năm đầu của thể kỷ 21, loài người đã phải trải qua 5 đại dịch kinh hoàng (SARS - 2003, H1N1 - 2010, MERS - 2015, Ebola - 2015, COVID). Trong khi tôi đang viết dòng chữ này thi cả thế giới đang quay cuồng bởi đại dịch COVID 19, thế giới đã có gần 100 triệu người mắc bệnh và hơn 2 triệu người chết, thiệt hại về kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Con người ngày nay cũng đối mặt với nhiều loại bệnh tật hơn nhiều. Minh chứng là một đứa trẻ sinh ra sẽ phải tiêm vắc xin cho 18 loại bệnh với hơn 25 mũi tiêm. Nếu bạn đã có con, từng đưa con đến điểm tiêm chủng thì bạn sẽ thấy thật xót!

Thiên tai thảm họa ngày càng nhiều và mức độ tổn thất ngày càng lớn.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến cho thiên tai thảm hỏa diễn ra ngày càng phức tạp, với quy mô và gây tổn thất vô cùng lớn. Các cơn bão có thể phá hủy cả một thành phố lớn, sóng thần nhấn chìm cả một tỉnh. Hay như lũ lụt có thể nhấn chìm nhiều tỉnh thành của một đất nước. Đây có thể nói là những rủi ro mà con người không thể tránh khỏi được.

Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng sâu rộng và không chừa bất kỳ một cá nhân nào.

Năm 2020, khủng hoảng kinh tế do Covid19 gây ra đã khiến thế giới có thêm 81 triệu người thất nghiệp, 95% người lao động bị ảnh hưởng đến thu nhập. Cả thế giới thiệt hại không thể đo đếm được.

Từ năm 2000, thế giới chứng kiến nhiều đợt suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Những đầu năm 2000, khủng hoảng năng lượng khiến giá xăng dầu lập kỉ lục. Đến năm 2007 - 2008, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Đến năm 2012, Hy Lạp vỡ nợ khiến cả Châu Âu và thế giới chao đảo.

Tiếp đến là các cuộc chiến tranh thương mai, cấm vận kinh tế không ngừng giữa các quốc gia khiến nền kinh tế điêu đứng. Như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Nhật - Trung, Mỹ - Nga,... các cuộc chiến tranh thương mai đẩy các công ty đang làm ăn phát đạt đến bờ vực phá sản, hàng triệu lao động bỗng nhiên mất việc làm.

Rủi ro khủng bố, chiến tranh, bạo lực ngày càng nguy hiểm hơn!

Nếu bạn là người thường xuyên xem thời sự, đọc báo thì bạn chắc chắn thấy rõ loại rủi ro này. Báo chí luôn nổi bật với những vụ khủng bố, bạo loạn ở khắp nơi trên thế giới khiến hàng trăm người chết, hàng ngàn người phải mất nơi ở, tị nạn. Con người dường như ngày càng trở nên vô cảm.

Rủi ro từ cuộc sống hàng ngày: tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, ...

Tình trạng giao thông hiện tại có thể nói là vô cùng tồi tệ. Năm 2020, Việt Nam có hơn 7000 người tử vong vì tai nạn giao thông, hàng chục ngàn người bị thương tật do tai nạn.

Hậu quả là hàng chục ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng tới cuộc sống, thu nhập.

2. Nguồn lực cá nhân luôn có hạn và dễ bị tổn thương

Nguồn lực cá nhân gồm: Thời gian, sức khỏe, tinh thần, kiến thức và kỹ năng, tiền bạc, mối quan hệ, sức sáng tạo.

Nguồn lực thời gian có hạn và có thể biến mất bất cứ lúc nào. Mỗi người chỉ có 24h/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm. Vì vậy, bạn phải chạy đua với thời gian để đạt được ước mơ, hoài bão, thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nguồn lực thời gian rất dễ bị tổn thương, bị lấy cắp bởi những người không xứng đáng, những việc làm kém hiệu quả.

Sức khỏe là nguồn lực có hạn và mỗi người có sức khỏe không giống nhau. Có những người sinh ra đã có sức khỏe không được tốt. Sức khỏe cũng là nguồn lực dễ bị tổn thương bởi các rủi ro của môi trường sống như bệnh tật, ô nhiễm, tai nạn...

Tinh thần là nguồn lực xét ở góc độ nào đấy là có hạn, bởi ai cũng có giới hạn chịu đựng của riêng mình. Trong một xã hội vận động ngày càng nhanh, áp lực lớn đã khiến nhiều người phải điều trị tâm lý. Có thể nói tinh thần là một nguồn lực có tác động rất lớn, đồng thời cũng khó thay đổi tích cực với mỗi cá nhân.

Kiến thức và kỹ năng cũng là một nguồn lực có hạn. Bởi sao có hạn vì nó chịu tác động bởi thời gian, sức khỏe và công cụ hỗ trợ.

Tiền bạc (tài chính) là một nguồn lực rất quan trong, nhưng chúng ta luôn bị thiếu bởi chúng ta không thể quan trị nó, đồng thời nó cũng chịu chi phối mạnh mẽ bởi các nguồn lực mà tôi đề cập trên.

Mối quan hệ là một nguồn lực ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của bạn, nhưng tiếc thay con người đa số không có khả năng tạo mối quan hệ tốt. Vì vậy, vòng tròn mối quan hệ của nhiều người đa phần rất hạn chế.

Sức sáng tạo thì khỏi phải bàn tới, đây là một nguồn lực khan hiếm, luôn thiếu trong xã hội loài người. Rất ít người trên thế giới này có đủ sức mạnh sáng tạo để tạo ra giá trị, gây ảnh hướng đến xã hội.

3. Một cá nhân ngày càng có nhiều trách nhiệm

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xã hội ngày càng cao. Vì vậy mỗi cá nhân ngày càng có nhiều trách nhiệm hơn.

Nhiều trách nhiệm hơn ở đây đúng cả về số lượng trách nhiệm và quy mô, chất lượng của trách nhiệm đó.

Ví dụ như tôi, vào những năm 2009, học phí đại học của tôi chỉ khoảng 5 triệu/năm (trường đại học Thương Mại). Đến năm năm 2020, học phí trung bình của mỗi sinh viên đại học Thương Mại là 15 triệu/năm. Như vậy trách nhiệm của bố mẹ để chi trả học tập cho con gái đã tăng lên gấp 3 lần.

Ngoài việc học tập, sinh viên hiện nay còn có nhiều hoạt động xã hội, phải đi học thêm các kỹ năng khác như ngoại ngữ, giao tiếp, công nghệ thông tin,..

Như vậy trách nhiệm tài chính lên mỗi cá nhân ngày càng lớn lên.

Chưa kể đến nhu cầu du lịch, khám chữa bệnh, thời trang đều tăng lên một cách không ngừng.

Con người sống trong xã hội, với rất nhiều mối quan hệ, và mỗi một mối quan hệ lại có những trách nhiệm đi kèm.

Bạn hay thử liệt kê xem trách nhiệm cá nhân của bạn đã thay đổi như thế nào trong vòng 5 năm qua?

Vì vậy càng quản trị được rủi ro bạn càng có cuộc sống hạnh phúc!