Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Tại sao cá nhân cần phải quản trị rủi ro?

 Rủi ro là gì?

Theo Wikipedia, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

Từ khái niệm này, ta có thể thấy rủi ro nó cũng có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Cá nhân khi đối diện với rủi ro có đủ tỉnh táo, thông minh để nhận diện rủi ro đó để tận dụng tối đa những lợi ích, cơ hội hay để phòng tránh, hạn chế tổn thất hay không mà thôi.

Đặc biệt, rủi ro là yếu tố có thể đo lường được. Vì vậy ta hoàn toàn có thể tính toán, nghiên cứu để quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro là gì?

Đa phần bạn sẽ thấy quản trị rủi ro thường được nhắc đến ở các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, mỗi cá nhân cũng phải quản trị rủi ro cho chính bản thân mình.

Quản trị rủi ro cá nhân hiểu một cách đơn giản là quá trình nhận dạng, đánh giá, phân tích rủi ro để từ đó có biện pháp kiểm soát, khắc phục hoặc tận dụng rủi ro nhằm mang đến cuộc sống an toàn và hạnh phúc cho cá nhân.

Quản trị rủi ro giúp cho cá nhân làm chủ cuộc đời, có cuộc sống an toàn, hạnh phúc. Quản trị rủi ro còn đóng vai trò lớn giúp cá nhân thực hiện được ước mơ, hoài bão của bản thân.

Vậy tại sao cần phải quản trị rủi ro? Chúng ta cũng đi tìm hiểu các lý do dưới đây.

1. Môi trường sống ngày càng biến động

Bệnh dịch ngày càng nguy hiểm và xuất hiện dày đặc!

Từ thủa khai sinh nhân loại cho đến hết thể kỷ 20, nhân loại đón nhận 11 đại dịch thay đổi lịch sử thế giới. Nhưng chỉ trong 20 năm đầu của thể kỷ 21, loài người đã phải trải qua 5 đại dịch kinh hoàng (SARS - 2003, H1N1 - 2010, MERS - 2015, Ebola - 2015, COVID). Trong khi tôi đang viết dòng chữ này thi cả thế giới đang quay cuồng bởi đại dịch COVID 19, thế giới đã có gần 100 triệu người mắc bệnh và hơn 2 triệu người chết, thiệt hại về kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Con người ngày nay cũng đối mặt với nhiều loại bệnh tật hơn nhiều. Minh chứng là một đứa trẻ sinh ra sẽ phải tiêm vắc xin cho 18 loại bệnh với hơn 25 mũi tiêm. Nếu bạn đã có con, từng đưa con đến điểm tiêm chủng thì bạn sẽ thấy thật xót!

Thiên tai thảm họa ngày càng nhiều và mức độ tổn thất ngày càng lớn.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến cho thiên tai thảm hỏa diễn ra ngày càng phức tạp, với quy mô và gây tổn thất vô cùng lớn. Các cơn bão có thể phá hủy cả một thành phố lớn, sóng thần nhấn chìm cả một tỉnh. Hay như lũ lụt có thể nhấn chìm nhiều tỉnh thành của một đất nước. Đây có thể nói là những rủi ro mà con người không thể tránh khỏi được.

Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng sâu rộng và không chừa bất kỳ một cá nhân nào.

Năm 2020, khủng hoảng kinh tế do Covid19 gây ra đã khiến thế giới có thêm 81 triệu người thất nghiệp, 95% người lao động bị ảnh hưởng đến thu nhập. Cả thế giới thiệt hại không thể đo đếm được.

Từ năm 2000, thế giới chứng kiến nhiều đợt suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Những đầu năm 2000, khủng hoảng năng lượng khiến giá xăng dầu lập kỉ lục. Đến năm 2007 - 2008, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Đến năm 2012, Hy Lạp vỡ nợ khiến cả Châu Âu và thế giới chao đảo.

Tiếp đến là các cuộc chiến tranh thương mai, cấm vận kinh tế không ngừng giữa các quốc gia khiến nền kinh tế điêu đứng. Như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Nhật - Trung, Mỹ - Nga,... các cuộc chiến tranh thương mai đẩy các công ty đang làm ăn phát đạt đến bờ vực phá sản, hàng triệu lao động bỗng nhiên mất việc làm.

Rủi ro khủng bố, chiến tranh, bạo lực ngày càng nguy hiểm hơn!

Nếu bạn là người thường xuyên xem thời sự, đọc báo thì bạn chắc chắn thấy rõ loại rủi ro này. Báo chí luôn nổi bật với những vụ khủng bố, bạo loạn ở khắp nơi trên thế giới khiến hàng trăm người chết, hàng ngàn người phải mất nơi ở, tị nạn. Con người dường như ngày càng trở nên vô cảm.

Rủi ro từ cuộc sống hàng ngày: tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, ...

Tình trạng giao thông hiện tại có thể nói là vô cùng tồi tệ. Năm 2020, Việt Nam có hơn 7000 người tử vong vì tai nạn giao thông, hàng chục ngàn người bị thương tật do tai nạn.

Hậu quả là hàng chục ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng tới cuộc sống, thu nhập.

2. Nguồn lực cá nhân luôn có hạn và dễ bị tổn thương

Nguồn lực cá nhân gồm: Thời gian, sức khỏe, tinh thần, kiến thức và kỹ năng, tiền bạc, mối quan hệ, sức sáng tạo.

Nguồn lực thời gian có hạn và có thể biến mất bất cứ lúc nào. Mỗi người chỉ có 24h/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm. Vì vậy, bạn phải chạy đua với thời gian để đạt được ước mơ, hoài bão, thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nguồn lực thời gian rất dễ bị tổn thương, bị lấy cắp bởi những người không xứng đáng, những việc làm kém hiệu quả.

Sức khỏe là nguồn lực có hạn và mỗi người có sức khỏe không giống nhau. Có những người sinh ra đã có sức khỏe không được tốt. Sức khỏe cũng là nguồn lực dễ bị tổn thương bởi các rủi ro của môi trường sống như bệnh tật, ô nhiễm, tai nạn...

Tinh thần là nguồn lực xét ở góc độ nào đấy là có hạn, bởi ai cũng có giới hạn chịu đựng của riêng mình. Trong một xã hội vận động ngày càng nhanh, áp lực lớn đã khiến nhiều người phải điều trị tâm lý. Có thể nói tinh thần là một nguồn lực có tác động rất lớn, đồng thời cũng khó thay đổi tích cực với mỗi cá nhân.

Kiến thức và kỹ năng cũng là một nguồn lực có hạn. Bởi sao có hạn vì nó chịu tác động bởi thời gian, sức khỏe và công cụ hỗ trợ.

Tiền bạc (tài chính) là một nguồn lực rất quan trong, nhưng chúng ta luôn bị thiếu bởi chúng ta không thể quan trị nó, đồng thời nó cũng chịu chi phối mạnh mẽ bởi các nguồn lực mà tôi đề cập trên.

Mối quan hệ là một nguồn lực ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của bạn, nhưng tiếc thay con người đa số không có khả năng tạo mối quan hệ tốt. Vì vậy, vòng tròn mối quan hệ của nhiều người đa phần rất hạn chế.

Sức sáng tạo thì khỏi phải bàn tới, đây là một nguồn lực khan hiếm, luôn thiếu trong xã hội loài người. Rất ít người trên thế giới này có đủ sức mạnh sáng tạo để tạo ra giá trị, gây ảnh hướng đến xã hội.

3. Một cá nhân ngày càng có nhiều trách nhiệm

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xã hội ngày càng cao. Vì vậy mỗi cá nhân ngày càng có nhiều trách nhiệm hơn.

Nhiều trách nhiệm hơn ở đây đúng cả về số lượng trách nhiệm và quy mô, chất lượng của trách nhiệm đó.

Ví dụ như tôi, vào những năm 2009, học phí đại học của tôi chỉ khoảng 5 triệu/năm (trường đại học Thương Mại). Đến năm năm 2020, học phí trung bình của mỗi sinh viên đại học Thương Mại là 15 triệu/năm. Như vậy trách nhiệm của bố mẹ để chi trả học tập cho con gái đã tăng lên gấp 3 lần.

Ngoài việc học tập, sinh viên hiện nay còn có nhiều hoạt động xã hội, phải đi học thêm các kỹ năng khác như ngoại ngữ, giao tiếp, công nghệ thông tin,..

Như vậy trách nhiệm tài chính lên mỗi cá nhân ngày càng lớn lên.

Chưa kể đến nhu cầu du lịch, khám chữa bệnh, thời trang đều tăng lên một cách không ngừng.

Con người sống trong xã hội, với rất nhiều mối quan hệ, và mỗi một mối quan hệ lại có những trách nhiệm đi kèm.

Bạn hay thử liệt kê xem trách nhiệm cá nhân của bạn đã thay đổi như thế nào trong vòng 5 năm qua?

Vì vậy càng quản trị được rủi ro bạn càng có cuộc sống hạnh phúc!

1 nhận xét:

  1. How to Play Baccarat – Learn the Rules for Baccarat
    Baccarat is also called a "card game." This game is based on the ancient Chinese culture, although it also uses a special 제왕카지노 version of the 메리트카지노 classic worrione card game. If you

    Trả lờiXóa