Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Cái bẫy "Tôi là ai?"

"Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông" _Heraclitus_

Hồi còn nhỏ, nhà tôi có một cái tivi đen trắng. Chẳng nhớ lúc đó tôi bao nhiêu tuổi nữa. Chỉ nhớ cái tivi được để trên mặt tủ, và cái tủ cao quá đầu. Hồi đấy, truyền hình chẳng phát cả ngày như bây giờ, cũng chẳng có nhiều kênh để chọn, để xem. Chiếc tivi gần như cả ngày "im như thóc", trừ lúc cha tôi mở lên xem. Lúc đó tôi đều quan sát xem cha tôi mở tivi như thế nào. Thỉnh thoảng cha tôi ở nhà nhìn lên đồng hồ treo tường và mở tivi. Tôi nhìn chiếc đồng hồ lẩm nhẩm "3 giờ thì mở tivi xem được".


Thời điểm đó, tôi còn bé chưa giúp được gì cho cha mẹ ngoài việc ở nhà trông nhà, chơi với em. Chiều nọ, lúc cha mẹ vừa đi làm. Tôi liền lấy ghế kéo sát tủ, trèo lên ghế, rồi treo lên mặt tủ. Tôi tới gần chiếc đồng hồ và lẩm nhẩm "3 giờ thì mở tivi được". Đồng thời lấy tay gỡ chiếc đồng hồ vặn đúng 3h chiều. Xong xuôi, quay lại bật tivi để xem. Ơ! tivi chỉ sôi không thấy có tiếng nói hay hình ảnh nào cả, đáp lại là màn hình nhiễu và tiếng sôi khó chịu. Vặn hết mấy vòng nút chỉnh kênh mà không xem được, đành bỏ cuộc.

Tôi không phải là người thông minh. Từ lớp 1 đến hết kỳ 1 năm lớp 3 tôi nhiều lần ăn đòn roi vì điểm kém. Mẫu giáo thì ảm ảnh vì không phân biệt được chữ "m" và "n". Phải đến kỳ 2 năm lớp 3 tôi mới biết giấy khen học sinh tiên tiến là gì. Lên đại học mới bắt đầu biết sử dụng máy vi tính. Mọi thứ đều chậm hơn các bạn, đến bây giờ vẫn vậy.

Tuổi thơ bị ấn tượng bởi những bộ phim Hồng Kông nói về thị trường chứng khoán. Từ đó ước mơ mở công ty của riêng mình. Mẹ tôi luôn nói "Cố gắng học giỏi mà đi học đại học cho đỡ khổ". Lúc đó đại học là con đường tôi tin tưởng. À nhắc đến mẹ, lại nhớ đến chuyện so sánh với con nhà người ta. Một hôm tôi bực quá mới hét lên "Bây giờ mẹ thích con nhà ai? Con sẵn sàng đổi cho nó về nhà ta ở, con ở nhà nó". Từ đó mẹ tôi không còn so sánh nữa. Giờ vẫn ám ảnh chuyện so sánh này, sau có con nhất định không như thế.

Đến cuối năm lớp 12, lúc làm hồ sơ thi đại học. Cha bảo "Mi chọn trường mô sau ra có nghề, nếu người ta không thuê thì mình còn có thể tự làm ăn được". Tôi nói "Con chán nông nghiệp rồi, con học kinh tế thôi." Vậy là tôi thi Thương Mại. Từ bé tôi thường đã có ý làm khác lời cha mẹ nói. Giờ ngồi nghĩ lại, nếu nghe lời cha thì tôi thế nào nhỉ?

Con người tôi bây giờ là kết quả của một chuỗi sự kiện trong quá khứ như tôi vừa kể. Hay nói rõ hơn là con người tôi là kết quả của hoàn cảnh sống, sự giáo dục, những điều tôi tiếp thu được. Nếu tiếp thu cái cha tôi nói thì tôi có khác không? Hoàn cảnh khác đi thì cái tôi sẽ thay đổi như thế nào?

Câu hỏi "tôi là ai" được tôi đặt ra một lần duy nhất, khi tôi quyết định khởi nghiệp với lụa. Lúc đó 3 câu hỏi được viết lên giấy: "Thằng Tân là ai? Tại sao nó có những chiếc khăn này? Tại sao tao phải mua khăn của nó?" Thật ra, lúc đó tôi không đứng ở vị trí của tôi để hỏi "tôi là ai?". Mà tôi đứng ở vị trí của người khác để hỏi về thằng Tân để có góc nhìn khách quan hơn.

Một ngôi nhà đẹp xấu ra sao, hình thù như thế nào? Thì chỉ có thể trả lời khi vệt sơn cuối cùng được quét xong. Với tôi, "Tôi là ai?" thì chỉ lúc "hơi thở hóa thinh không" mới có câu trả lời. Và người trả lời là những người ở lại.

Triết gia Heraclitus có câu nói nổi tiếng: "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Dòng sông trong 1 tíc tắc bạn thấy, chỉ 1 tíc tắc sau đã thay đổi. Mọi thứ luôn chuyển động không ngừng, thay đổi không ngừng. Con người cũng vậy. Cơ thể, tình cảm, ý thức, nhận thức, quan điểm thay đổi liên tục. Bởi do chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Bản chất của vũ trụ là sự vận động liên tục không ngừng nghỉ. Bởi thế cái tôi cũng sẽ liên tục thay đổi. Câu hỏi "tôi là ai?" sẽ đưa bạn vào một cái bẫy luẩn quẩn không lối thoát.

Đức Phật và các đệ tử của Ngài suốt cả cuộc đời tu tập để trở nên vô ngã. Ngài tin rằng không có cái gọi là cái tôi riêng rẽ là tôi hay bạn, tất cả mọi thứ đều có liên quan tới nhau, cùng thuộc vào một đại thể duy nhất là vũ trụ.

Thật sự thì bạn mong muốn điều gì khi đặt câu hỏi "tôi là ai?"? Có phải bạn đang đi tìm lẽ sống của đời mình. Có phải đang muốn được hạnh phúc hơn. Có phải bạn muốn được ghi nhận. Sau tất cả, điều gì là quan trọng nhất: lẽ sống, hạnh phúc hay sự ghi nhận? Hay như tôi vẫn tin rằng. Loài người luôn đi về hướng văn minh. Nơi mỗi một thực thể đều có sự tự do và hạnh phúc của riêng mình. Thực thể ở đây tôi nói không chỉ riêng con người mà bao trùm mọi thứ.

Vậy phải chăng con người sinh ra không phải để đi trả lời câu hỏi "tôi là ai?". Mà con người sinh ra để giúp cho vũ trụ này trở nên có ý nghĩa, giúp cho tự nhiên có linh hồn, giống như Nguyễn Trãi viết "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Hay có thể nói con người là tiếng nói của tự nhiên. Con người làm việc đó bằng cách liên kết, hòa hợp mỗi cá nhân lại với nhau, rồi liên kết, hòa hợp con người với tự nhiên, ghi nhận mọi thứ như chính nó.

Hãy nhắm mắt lại, phóng tâm trí của ta ra ngoài không gian vũ trụ rộng lớn, rời xa khỏi trái đất. Ngoài kia vũ trụ bao la, tĩnh lặng, bóng tối trở nên trong suốt bởi ánh sáng của các hành tinh. Nhìn về phía trái đất, một hành tinh bé nhỏ nhưng sôi động, náo nhiệt đầy sự sống.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Tôi muốn trở thành kẻ được chọn!

 Tôi muốn thở thành kẻ được chọn để khoẻ mạnh,

Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để hạnh phúc,

Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để thành công,

Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để cho đi! 

------

Chúa đang bước đôi chân trần trên bãi biển. Bãi biển thật dài và đẹp, ở đó có hàng triệu viên đá nhỏ nằm ngổn ngang, tôi là một trong số viên đá đó. Sóng biển đánh vào bờ liên tục không ngừng nghỉ, bào mòn những viên đá trở nên nhẵn nhụi.

Chúa muốn chọn một viên đá để chặn những trang sách ngài viết. Và tôi muốn trở thành viên đá đó. Ngài sẽ chọn viên đá nào, tôi chẳng biết được.

Nhưng tôi biết để Ngài nhìn thấy tôi, tôi phải sáng lấp lánh hơn những viên đá khác, tôi phải thật đặc biệt. Muốn thế tôi phải tìm cách đến nơi sóng đánh vào bờ liên tục, nơi có những con sóng to, mạnh mẽ có thể đánh bay bụi bẩn đang bám trên mình tôi, để những tinh thể đá đẹp nhất được lộ diện và phát sáng. Khi tôi đắm mình trong sóng biển để làm mình đẹp hơn, tôi đã được nghe biển kể những câu chuyện ngoài khơi xa kia. Những câu chuyện thú vị, hấp dẫn. Khi nằm trong những con sóng mặn chát của biển, tôi tin rằng rồi Chúa sẽ nhìn thấy và chọn tôi. Bởi tôi đã chọn tôi trở thành những điều tôi muốn!

(Bá Tân, 16/05/2021)

Muôn Kiếp Nhân Sinh 2


Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Sáng tạo content trong bán hàng: Thấu hiểu và hiệu quả

Mỗi người sáng tạo content có một phong cách viết khách nhau, mỗi một content hướng khán giả đến những cảm xúc khác nhau. Nhưng trong bán hàng, cái đích cuối cùng cần đạt đến đó là mang về doanh số.

Mình là người thích viết, nhưng là một người viết không chuyên, không được đào tạo bài bản. Mình phải viết vì để thực hiện sứ mệnh "Nuôi dưỡng giá trị thật, xây dựng niềm tin", thông qua thương hiệu Bá Minh Silk. Vì thế, có thể chủ quan nói rằng, mọi niềm vui, nỗi buồn của người sáng tạo content bán hàng mình đều đã trải qua.

Và sau 4 năm viết về Bá Minh Silk, mình cũng đã đúc kết được một số nguyên tắc, góc nhìn của bản thân về content trong bán hàng. Xin chia sẻ lại đây, để cùng mọi người thảo luận:

Với mình, người làm content đầu tiên cần phải thấu hiểu. 

PHẢI THẤU HIỂU MỚI ĐẠT HIỆU QUẢ!

Vậy cần thấu hiểu gì?

Thấu hiểu bản thân: Thế mạnh về content của bản thân là gì? Viết, vẽ, chụp ảnh, video... Phong cách của bản thân là gì?

Thấu hiểu khách hàng mục tiêu: Khách hàng mong muốn xem gì, nghe gì, đọc gì,...

Thấu hiểu doanh nghiệp: Triết lý, phong cách, đẳng cấp, sản phẩm, dịch vụ,... của doanh nghiệp.

Sau đây là sơ lược về những kiến thức cơ bản mà một người sáng tạo content cần nắm vững:

1. Content là gì?

Content là nội dung được sáng tạo với mục đích cụ thể.

- Nội dung này gồm: text, hình ảnh, video.

Sự biến đổi của nội dung: Trước đây, text là chính, hình ảnh bộ trợ cho text. Sau đó, hình ảnh là chính, text bổ trợ cho hình ảnh. Hiện tại, video là chính, text bổ trợ.

Tuy nhiên, tùy theo mục đích, loại sản phẩm mà sẽ có sự linh hoạt kết hợp các loại hình trên.

Mục đích của content: Truyền thông tin, xây dựng ảnh hưởng, bán hàng, tạo ra giá trị tốt đẹp cho con người.

2. Các yếu tố cần có để tạo content

- Ý tưởng: Xác định ý tưởng (chủ đề của content) là gì? Gọi tên được ý tưởng một cách rõ ràng.

- Đối tượng hướng đến là ai?

- Tại sao họ phải đọc content của bạn? Xác định được vấn đề của tối tượng, mang lại giá trị cho đối tượng. (Insight)

- Cách viết content như thế nào cho hiệu quả? Góc nhìn, reviews, vui nhộn, text, video, hình ảnh.

- Truyền tải content trên phương tiện nào? Facebook, youtube, instagram...

3. Insight khách hàng là gì?

Insight không phải là nhu cầu, insight tạo ra nhu cầu của khách hàng.

Nếu hiểu được insight của khách hàng thì không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà còn có thể mở rộng nhu cầu, tạo ra nhu cầu mới.

Cách tìm insight: 

Nhu cầu/mua hàng <= Biểu hiện <= Nguyên nhân thật sự (insight)

Ví dụ: Người mua robot =>  Biểu hiện của họ là gì? (Nhận dạng khách hàng?) => Nguyên nhân thật sự của việc mua hàng.

Các câu hỏi cần được trả lời kỹ lượng:

- Who?

- What?

- When? Where?

- Why?

- How? (Giải pháp độc đáo kết hợp với tính năng của sản phẩm)

Ví dụ: Vải lụa tơ tằm phù hợp cho người hay ra mồ hôi vì kháng mùi, vải tơ tằm phù hợp với người yêu thích dùng nước hoa vì kháng mùi mồ hôi, khô thoáng giúp lưu hương nước hoa lâu hơn.

Người ta thường nói insight là why? nhưng hầu hết mới dừng ở biểu hiện. Chưa đi sâu vào nguyên nhân thật sự của khách hàng.

Có loại 3 nguyên nhân thật sự:

- Nỗi đau kín của bản thân: sự thiếu thốn, sự an toàn (cho bản thân, người thân), bị người khác coi thường, trách nhiệm,...

- Lòng tham: mua ở thời điểm hời, mua được món hời (thanh lý, số lượng có hạn), quà tặng giá trị, tăng giá trị trong tương lai.

- Cảm xúc: Tiện nghi hơn, đẹp hơn, hợp mốt, thời thượng, trend, thể hiện đẳng cấp, phong cách cái tôi, gu riêng, ...

Vậy insight khách hàng của bên bạn là gì?

4. Cách viết content phù hợp với khách hàng?

Đầu tiên, bạn phải trả lời được các câu hỏi:

Khách hàng của bạn là ai?

Phong cách của họ là gì?

Họ thích nghe gì? Xem gì? Vào thời gian nào?

Với khách hàng giàu có hiểu biết, giàu có đừng cố dạy bảo họ. Hãy lắng nghe và chia sẻ với họ.

Với khách hàng chưa hiểu sản phẩm hãy kiên trì chỉ dẫn, khuyến khích họ.

Với khách hàng tham lam, thích giá rẻ hãy cho họ thấy họ là người đang có lợi.

5. Các dạng bài content trên fanpage

- Dạng thông tin, thông báo.

- Dạng hướng dẫn: hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn mua hàng, hướng dẫn vệ sinh, hướng dẫn bảo quản,...

- Video

- Inforgraphics

- Phỏng vấn

- Đánh giá

- Câu chuyện

6. Cấu trúc cơ bản của bài content

- Tiêu đề: mang chủ đề, insight: lý do khách phải đọc.

- Phần nêu vấn đề, insight: chọn 1 đối tượng và 1 vài insight

- Phần giải quyết vấn đề: Lý do để khách hàng tin

- Kêu gọi hành động: Lý do để khách hàng hành động.

Các phương pháp tạo content:

- Diễn giải

- Quy nạp

- Loại suy

7. Các nguyên tắc tạo content

Lưu ý đây là các nguyên tắc cá nhân mình tự đúc rút ra, mình cũng khuyên mỗi bạn nên tự đúc rút ra các nguyên tắc của chính bản thân mình.

Nguyên tắc 1: Chia nhỏ đối tượng: hãy tạo ra content như dành riêng cho đối tượng đó.

Nguyên tắc 2: Phải có thông tin mới, hấp dẫn để giúp họ ghi nhớ.

Nguyên tắc 3: Phải khơi gợi được hành động.

Đây là bài mình viết ngày 11 tháng 08 năm 2020 cho một buổi chia sẻ với đội ngũ Bá Minh Silk. Mong rằng cũng sẽ có ích với bạn!


Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

ĐỪNG COI CÔNG TY LÀ MỎ VÀNG, HÃY COI CÔNG TY LÀ MÁY KHAI THÁC VÀNG!

Tôi đã nhiều lần nói với các đồng đội của mình như vậy. "Đừng coi công ty là mỏ vàng, hãy coi công ty là máy khai thác vàng!". Mà sự thật đúng là như vậy còn gì, bây giờ đi làm lương bèo bọt đến mấy, thì cuối tháng các bạn lĩnh cũng phải mua được ít nhất 1 chỉ vàng (nếu ít hơn thì ở nhà cho khỏe), có bạn mua được 2 chỉ, 3 chỉ. Có người mua được cả cây vàng chứ chả ít.


Nếu bạn coi công ty là mỏ vàng, hàng ngày đến làm việc hời hợt, đến cuối tháng các bạn cầm vàng về nhà. Thì rồi cuối cùng cái mỏ vàng ấy cũng hết, công ty phá sản. Và bạn cũng hết nguồn thu nhập, đến lúc đó chắc gì bạn đã có thời gian để tìm được mỏ vàng khác?!

Còn nếu bạn coi công ty là máy khai thác vàng thì sao? Hãy giúp cái máy đó hoạt động trơn tru để nó tìm ra thật nhiều vàng một cách nhanh nhất (Công ty phát triển). Khi có nhiều vàng rồi, hãy giúp công ty mua thêm nhiều máy khai thác vàng nữa (Công ty lớn mạnh). Rồi hãy cái tiến cái máy khai thác vàng đó, bằng cách trang bị cho nó công cụ dò tìm vàng, để tìm các mỏ vàng mới (sản phẩm mới, dịch vụ mới, ngành kinh doanh mới). Rồi nếu được hãy nghĩ cách để biến vàng thành những trang sức đẹp được nhiều người yêu thích (Phát triển giá trị cho công ty). Nếu các bạn làm được như vậy, số lượng vàng các bạn mang về sẽ ngày một tăng, và sẽ là vô tận.

Và để làm được điều đó, trước khi lên ý tưởng và hành động. Bạn phải tự vấn xem ý tưởng đó, hành động đó có giúp phát triển, có lợi cho công ty của bạn hay không.

Bài viết mình viết và đăng trên facebook ngày 09/03/2020.



Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Các Loại Phí Trong Hợp Đồng Bảo Hiểm

 "Tại sao giá trị tài khoản hợp đồng của anh/chị lại chỉ còn chừng này?"

Đây là một trong những câu hỏi được người tham gia bảo hiểm hỏi nhiều nhất khi cầm trên tay dự thảo hợp đồng bảo hiểm.

Để giúp người tham gia bảo hiểm hiểu hơn về hợp đồng bảo hiểm của mình, hôm nay tôi sẽ chia sẻ về các loại phí có trong một hợp đồng bảo hiểm.

Trong một hợp đồng bảo hiểm thường có các loại phí sau:
1. Phí Ban Đầu: Là khoản phí được khấu trừ từ Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm trước khi phâm bổ vào Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng.

2. Phí Bảo Hiểm Định Kỳ là tổng các khoản phí của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Cơ Bản" và khoản phí của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường (sau đây gọi là "Phí Bảo Hiểm Tăng Cường") (nếu có) do Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn và được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng (nếu có).

3. Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm là khoản phí do Bên Mua Bảo Hiểm đóng thêm ngoài Phí Bảo Hiểm Định Kỳ và tuân theo quy định của Công Ty Bảo Hiểm.

4. Phí Bảo Hiểm Cơ Bản Tối Thiểu là khoản phí Bảo Hiểm Cơ Bản mà bên Mua Bảo Hiểm cần phải đóng tại mỗi Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng trong gian đoạn 3 Năm Hợp Đồng Đầu Tiên. Khoản phí này được xác định căn cứ vào Số Tiền Bảo Hiểm mà Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn.

5. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của Quyền Lợi Bảo Hiểm Cơ Bản. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro có thể được thay đổi sau khi có sự chấp tuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro mới.

6. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường là khoản phí được khấu trừ hàng tháng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của (các) Quyền Lợi Bảo Hiểm Tăng Cường được đính kèm theo Hợp Đồng Bảo Hiểm. Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường có thể được thay đổi sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Bảo Hiểm Rủi Ro Tăng Cường mới.

7. Phí Quản Lý Hợp Đồng là khoản phí sẽ được khấu trừ hàng tháng vào Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Trong năm 2015, Phí QUản Lý Hợp Đồng là hai mươi lăm ngàn đồng mỗi tháng và sẽ tự động tăng hai ngàn đồng mỗi năm dương lịch sau đó. Tuy nhiên, Phí Quản Lý Hợp Đồng sẽ không vượt quá mức tối đa là sáu mươi ngàn đồng mỗi tháng. Công Ty Bảo Hiểm có thể thay đổi Phí Quản Lý Hợp Đồng và mức tăng Phí Quản Lý Hợp Đồng sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Hợp Đồng Mới.

8. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu rút một phần Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền rút từ Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng. Phí Rút Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng sẽ được khấu trừ vào số tiền yêu cầu rút trước khi Công Ty Bảo Hiểm chi trả số tiền rút này cho Bên Mua Bào Hiểm

9. Phí Quản Lý Quỹ là khoản phí dùng để chi trả cho các hoạt động của Quỹ Liên Kết Đầu Tư (Quỹ Liên Kết Chung hoặc Quỹ Liên Kết Đơn Vị) và sẽ được khấu trừ trước khi Công Ty Bảo Hiểm công bố lãi suất đầu tư. Mức Phí Quản Lý Quỹ hiện tại là một phẩy năm phần trăm một năm (1,5%/năm) tính trên Giá Trị Tài Khoản Hợp Đồng và có thể thay đổi. Nếu Công Ty Bảo Hiểm có thay đổi tăng so với mức hai phần trăm một năm (2%/năm), Công Ty Bảo Hiểm phải được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính và sẽ gửi thông báo cho Bên Mua Bảo Hiểm ba tháng trước khi áp dụng mức Phí Quản Lý Quỹ Mới.

10. Phí Chấm Dứt Hợp Đồng là khoản phí mà Bên Mua Bảo Hiểm phải chịu khi yêu cầu chấm dứt Hợp Đồng trước thời hạn. Phí này được tính theo tỉ lệ phần trăm trên Phí Bảo Hiểm Định Kỳ quy năm tại thời điểm cấp Hợp Đồng.

11. Phí Chuyển Đổi Quỹ Liên Kết Đơn Vị là khoản phí Bên Mua Bảo Hiểm phải trả cho Công Ty Bảo Hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các Quỹ Liên Kết Đơn Vị.
Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37



Bảng mô tả sản phẩm Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife

Tư vấn viên: Phan Bá Tân
Mã tư vấn: XC102
Số điện thoại: 078 331 37 37