Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Giục Giã

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa,
Nắng mọc chưa tin, hoa mọc không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt:
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lỗng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ
Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sớm nay, sương xê xịch cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc,
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
Hái một mùa hoa lá thủa măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối;
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...
Tác giả: Xuân Diệu

Vội Vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay xa.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng đội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, Ôi! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ra muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no thê thanh sắc của trời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Tác giả: Xuân Diệu

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

2016 - Cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn?

Năm 2016 đã trôi qua được 4 ngày, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch hay một mục tiêu rõ ràng cho nó. Vẫn đang loay hoay với những suy nghĩ phù phiếm, những lí do dở hơi để biện minh cho năm 2015 nhạt nhẽo và không có điều gì nổi bật.

Nhìn lại 2015, lạc quan một chút thì cũng khá hơn năm 2014 ở các phương diện cơ bản. Có thể điểm sơ qua như sau:

- Công việc: Năm 2015 là năm đầu tiên, mình làm trọn vẹn 1 năm ở một công ty duy nhất là Webtretho.com. Đồng thời, một năm duy trì và phát triển page Lụa Tơ Tằm.
Đến thời điểm hiện tại, công việc tại WTT vẫn chưa thực sự ổn, doanh số vẫn chưa đủ cam kết đề ra. Mặc dù mình đã cố gắng, tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Mình nhận ra rằng, tinh thần làm việc và sự đam mê đang là vấn đề lớn nhất mình đang phải đối mặt ở đây. Tinh thần làm việc của mình quá trầm, không có tinh thần cầu tiến, cách làm việc còn thiếu khoa học và hiệu quả.
Còn về page Lụa Tơ Tằm, một năm qua việc duy trì page Lụa Tơ Tằm cũng đã có một số kết quả nhất định. Mình cũng có một số khách hàng thân thiết, nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, có nhiều khách hàng đã chân thành góp ý để page được hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên page vẫn cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt là sự thay đổi về sản phẩm, hình ảnh, mẫu mã bao bì để page trở nên chuyên nghiệp. Về sản phẩm, hiện tại page chỉ mới có sản phẩm khăn lụa tơ tằm thủ công của nghệ nhân Phan Thị Thuận với 2 sản phẩm khăn chính là Khăn tơ đũi và khăn Tơ trơn. Có thể nói đây là 2 khăn có chất lượng tốt nhất trong những sản phẩm khăn của bác mà thị trường có thể chấp nhận. Do vậy sản phẩm quá đơn điệu và chưa có điểm nổi bật, và đang gắn với hình ảnh nghệ nhân Phan Thị Thuận, thời gian tới chắc chắn phải đa dạng hóa sản phẩm và nguồn hàng chất lượng. Vì page đã có những uy tín nhất định. Hình ảnh của page chưa được đầu tư, đây cũng là điều cần thay đổi ngay. Bao bì cũng là một điểm yếu, page gần như chưa có một sự đầu tư nào cho bao bì. Chính điều này đã làm giảm giá trị của sản phẩm.
Công việc đã mang lại cho mình nguồn thu nhập chấp nhận được, đủ trang trải chi phí cho bản thân.
- Cá nhân: Năm 2015 đánh dấu sự trưởng thành hơn trong con người mình, có được điều này là từ sự trải nghiệm, đúc rút ra được từ những bài học thấm thía trong năm 2014 mà có lẽ mình sẽ không bao giờ quên được. 2015 mình đã bản lĩnh hơn, dám đưa ra những quyết đinh, hay thử thách bản thân mà trước đây mình không dám làm. 2015 cũng là năm mà mình đã có những mối quan hệ mới trong công việc, những người mà mình khâm phục hâm mộ họ về nhân cách cũng như sự thành công của họ. Mình nhận ra rằng, sống cần biết đổi mới bản thân, luôn luôn làm mới mình. Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình. Và một lần nữa, mình nhận ra rằng, sự chính trực thẳng thắn là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn tạo dựng niềm tin, xây dựng những mối quan hệ vững chắc với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, còn một điều quan trong nữa, đó là kiến thức. Một lần nữa mình thấy sự tụt hậu của bản thân về kiến thức nghề nghiệp cũng như vốn sống. Mình chưa trang bị cho mình một kiến thức hay kỹ năng nào đủ để làm hành trang giúp mình tự tin trong xã hội.

Dự định trong năm 2016, có rất nhiều dự định và kế hoạch trong năm 2015 cần tiếp tục được thực hiện và một số dự định mới. Rút kinh nghiệm các năm khác. Có lẽ mình sẽ chỉ đưa ra ít mục tiêu hơn và các mục tiêu thiết thực hơn dành cho bản thân. Và tốt nhất những dự định này nên viết trong cuốn sổ riêng thay vì viết ở đây  ^^!


Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Một khoảng lặng của những ngày nóng bức của cuộc đời!

Nóng, mất điện,... khiến cho con người, đồ vật, mọi thứ xung quanh như cô đặc lại, cảm giác bức bí, khó chịu kinh khủng, muốn thoát ra nhưng không thể. Cái mong muốn thoát ra, để được dễ chịu, được mát mẻ hơn như phản tác dụng. Nó làm cho ta càng cảm thấy mệt mỏi hơn, mồ hôi đổ nhiều hơn, muốn giải thoát cho mình bằng mọi cách có thể,...
Một giờ đêm nằm trên giường, mồ hôi nhễ nhại, muốn ngủ vì một ngày dài làm việc mệt mỏi nhưng không tài nào ngủ được. Cái cảm giác bất lực trước cái nóng của thời tiết, làm cho tôi nghĩ đến quãng thời gian gần đây của mình. Có cái gì đấy tương đồng. Áp lực của việc làm khóa luận (nóng), cộng thêm vào đấy là áp lực về một bước ngoặt của cuộc đời đó là sự tự lập, tự nuôi sống bản thân mình, không được bố mẹ chi viện nhiều như trước nữa (phải chăng nó cũng như mất điện) ^^. Tôi lo lắng, áp lực đè nặng lên người, muốn thoát khỏi cái cảm giác đó nhưng không thể được. Nhìn xung quanh mình, tìm một ai đó, một cái gì đấy có thể bấu víu nhưng vô vọng. Nhiều lúc tự hỏi, mình phải làm gì để vượt qua cái giai đoạn này? nhưng câu trả lời vẫn đâu đó xa xôi quá. Bốn năm học đại học, nhìn đi nhìn lại thấy mình vẫn chưa trang bị được một cái vũ khí gì lợi hại để chiến đấu với cuộc đời cả, mà cũng không biết là mình hợp với loại vũ khí nào cơ (hoang mang style). Cũng có lúc cũng tự động viên bản thân, các anh chị đi trước đều vượt qua được cả đấy thôi, chả nhẽ mình thua họ? :)). Đang nghĩ đến đây, tự nhiên một ánh sáng chói lòa làm mờ mắt, một làn gió đâu đó thổi vào người, lạnh toát. Tôi bàng hoàng........sung sướng hét lên "có điện rồi" =))Cuộc sống mỗi con người như một cái đồ thị hình sin, có lúc lên có lúc xuống, nhưng không lúc nào nó lên mãi mà cũng không có lúc nào nó xuống mãi cả. Vì thế, con người cần phải sống lạc quan, đôi khi phải biết chấp nhận, tự thân vận động, và hãy nâng niu những phút giây bên những người mà bạn yêu thương nhất.Nhân dịp sắp ra trường, sắp xa nhau :((, sắp được làm nhưng gì mình thích ^^(nhưng cấm làm bậy), chúc các bạn của tôi tự tin chiến thắng trước mọi kẻ thù và hãy nhớ rằng mình vẫn còn đó những người thân yêu, người bạn có thể tin tưởng để gắn bó cả cuộc đời và những người bạn tốt để tâm sự! :P Và cũng gửi lời đến những đứa em, nhìn gương bọn anh mà học tập, tu luyện đi, hãy chọn cho mình cái vũ khí nào phù hợp nhất ấy!

Nhường nhịn và văn hóa giao thông

Có lẽ chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai là không biết câu chuyện “Dê Đen và Dê Trắng cùng đi qua một chiếc cầu”. Đây là một trong những bài tập đọc, bài học đầu tiên mà học sinh tiểu học được học. Một câu chuyện hay và đầy ý nghĩa. Tôi không nhớ đầy đủ nội dung câu chuyện, chỉ nhớ nôm na nội dung như sau: có chú Dê Trắng và Dê Đen cùng qua một chiếc Cầu Độc Mộc (chiếc cầu mà chỉ một người đi vừa), hai chú dê này đi ngược chiều nhau. Đi đến giữa cầu, không con nào chịu nhường con nào. Hai chú Dê lao vào húc nhau và kết quả là cả 2 con rơi tỏm xuống dòng sông chảy siết và bị cuốn đi.

Bài học tôi được dạy từ câu chuyện trên là sự nhường nhịn nhau. Khi con người biết nhường nhịn nhau thì sẽ mang lại bình an, hạnh phúc. Nhìn lại câu chuyện trên, nếu như hai chú dê biết nhường nhịn nhau thì đâu có sự việc cả hai con bị rơi xuống dòng sông chảy siết, thay vào đó bằng một hành động nhỏ, là một chú dê nhường cho chú dê còn lại qua cầu trước, thì chúng sẽ bình an qua dòng sông nguy hiểm, và rồi chúng sẽ được hưởng một ngày hạnh phúc bên người bạn của mình.

Nhường nhịn nhau còn giúp cho con người ta trở nên tốt đẹp hơn, yêu thương và quý trọng nhau hơn. Đi xe bus, cậu sinh viên nhường ghế cho cụ già, một bạn nữ nhường ghế cho em nhỏ, hay một anh chàng đẹp trai nọ nhường ghế cho một chị mang bầu. Hành động đó của họ sẽ nhận được những ánh mắt biết ơn, họ trao cho nhau sự ấm áp của tình người, sự sẻ chia và đồng cảm. Tự nhiên, cuộc đời tự nhiên sẽ tốt đẹp lên biết bao nhiêu.

Với nhận thức, con người ta dễ dàng nhận ra những công việc cần phải làm và thứ tự thực hiện những công việc đó. Họ đánh giá được rằng công việc của mình gấp gáp hơn hay vấn đề của người bên cạnh, đối diện cấp thiết hơn. Để rồi từ đó đưa ra hành động phù hợp. Nhưng trớ trêu thay, không phải ai cũng sẵn sàng nhường nhịn người khác, có những người sẵn sàng giành giật, tranh cướp với người khác để lấy những lợi thế về mình, họ đạp lên lợi ích của người khác, họ đạp lên cả lợi ích của tập thể. Tại sao vậy, theo quan điểm của tôi, sự nhường nhịn được cấu thành từ nhận thức, sự thấu hiểu, cảm thông và tinh thần hy sinh trong mỗi chúng ta. Hội tụ đầy đủ những yếu tố đó, con người sẵn sàng gạt bỏ sự ích kỷ, lợi ích cá nhân để có hành động tốt đẹp mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho người khác. Xã hội ngày này, có lẽ đức tính nhường nhịn có lẽ đang bị xem nhẹ, bị lãng quyên đi rất nhiều. Đã đến lúc, con người cần phải biết nhường nhịn lẫn nhau, biết dung hòa các lợi ích, biết sẽ chia để có một cuộc sống hòa bình và tốt đẹp hơn.

Quay lại với tiêu đề bài viết. Câu hỏi đặt ra: Nhường nhịn và Văn hóa giao thông thì có liên quan gì đến nhau? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều để viết ra quan điểm này của mình. Sự nhường nhịn có lẽ liên quan mật thiết đến Văn hóa giao thông hiện nay. Tôi nói ra như vậy, có thể có bạn cho là sai? nhưng tôi vẫn muốn đưa ra để mọi người cùng suy ngẫm, tìm cho mình câu trả lời đúng nhất. Và trên cả là để cùng nhau tốt lên.

Giao thông tại thủ đô Hà Nội hiện nay có quá nhiều vấn đề phải nói, nhưng tôi chỉ muốn nói đến Văn hóa giao thông, hay chính xác hơn là con người. Vì chính con người là nhân tốt quyết định. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã trải qua cảnh tắc đường. Từ đường lớn, đường nhỏ thì cứ đến giờ cao điểm là ách tắc, dòng người lại phải chen chúc, ỳ ạch nhích từng chút một, và cùng nhau tận hưởng khói bụi.

Sẽ chẳng có gì để nói về con người nếu như ai cũng đi đúng phần đường của mình, mọi người đểu chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nhưng ở Việt Nam việc đó gần như là không thể, một bộ phận không nhỏ người tìm mọi cách để vượt lên trước, để đi nhanh nhất có thể, mọi người tranh nhau, chen lấn lên cả vỉa hè để đi.

Trong giờ cao điểm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một anh, hay một chị ngồi trên xe máy ngang nhiên cắt ngang dòng người đông đúc để qua đường mà ở chỗ đó không phải nơi dành cho họ qua đường, nhưng vì nhà họ ngay ở bên kia đường, nên họ băng qua ngay chỗ đó cho gần, cho nhanh về tới nhà, mặc cho hành động đó làm cho dòng người đã tắc hay còn tắc hơn. Và cái cảnh mà tôi căm ghét nhất là cảnh trong một con đường hẹp hai chiều, rõ ràng nếu chúng ra đi đúng làn đường, nối đuôi nhau thì sẽ không bị tắc. Nhưng không, mọi người cứ lao về phía trước, chen lấn, cố gắng vượt lên “Điền vào chỗ trống”, cả hai chiều đều vậy, không bên nào nhường bên nào và thế là tắc. Những lúc như vậy, tôi chỉ muốn hét lên, gõ vào đầu từng người rằng “Các người không có não à?”. Còn rất rất nhiều tình huống nữa, nhưng có lẽ tôi không đủ bình tĩnh để nhắc lại.

Nếu như chúng ta biết nhận thức, chúng ta biết nhường nhịn có lẽ tình hình giao thông đã không đến nỗi tệ như vậy. Chỉ cần mọi người đi đúng phần đường của mình, không vì muốn quãng đường ngắn đi vài mét mà chen ngang, và thay vào đó là quay đầu xe và rẽ đúng nơi quy định, hay biết nhường đường, đi chậm lại một chút thì mọi người đã tiết kiệm được một khoảng thời gian về nhà. Tin chắc rằng, chỉ cần những hành động nhỏ đó thôi, việc lưu thông trên đường sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Xin trích một đoạn trong bài "Liều Lĩnh" trong quyển Tony Buổi Sáng - Cà phê cùng Tony về giao thông như sau:

"... Giao thông ở ta là nơi biểu diễn cái liều nhiều nhất. Xa lộ, cao tốc và thình lình những người băng qua đường, trèo lên giải phân cách dưới làn xe vun vút. Cầu vượt bộ hành chỉ dành cho vài cặp tình nhân leo lên đó để ngắm xe. Hay những bạn thơ ngây đi ngược chiều hay đường cấm, vừa đạp xe vừa hát, vừa đạp xe vừa gặm bánh mì, nó tông một phát thì "câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng". Những chiếc xe máy chạy cắt ngang đầu xe hơi cái rẹt, chỉ một phút lơ là của tài xế xe hơi là có thể leo lên nóc tủ quanh năm ăn chuối xanh, ngắm gà khỏa thân, nhưng chỉ có người nước ngoài là thấy sợ, người Việt thấy bình thường với cảnh đó. Không ai hiểu sao có một quốc gia mà giao thông rối rắm phức tạp nhiều loại phương tiện từ thô sơ đến siêu sang tranh nhau từng mét đường, bấm còi inh ỏi, la hét gầm gừ, ném vào nhau những ngôn từ xấu xí nhất của tiếng Việt và ánh mắt giận dữ khi va quẹt. Nếu đụng nhau, người xe đạp mắng người đi xe máy, người xe máy sẽ mắng người đi xe hơi. Cứ xe to hơn là có lỗi trước và thường thường nhịn là bỏ qua, nhưng nếu sửng cồ lại dẫn đến tranh chấp quyết liệt, thậm chí nói có mã tấu trong cốp xe tao nhá mầy...

...Chúng ta hay đổ thừa tai nạn giao thông là do đường sá chật chội xuống cấp, nhưng đó chỉ là một phần, cái ý thức giao thông mới là quan trọng. Chẳng hạn ở Trung Quốc, hệ thống đường sá cực tốt, ở một số thành phố duyên hải thậm chí tốt nhất nhì thế giới, nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều. Ở thành phố Thanh Đảo, có lần anh Lý đang lái xe hơi chạy trên đường thì phát hiện anh Chu đi xe máy ở chiều ngược lại, thế là anh Lý vội thắng (phanh) xe cái két, chắc chỉ để chào hỏi "nỉ hạo ma" cho vui. Mấy chiếc xe chạy phía sau xử lý không kịp, thế là tông đít xe anh lý cái rầm. Đợi miết không thấy anh Lý xuống xe vung tay chửi bới như mọi khi , tới mở cửa thì mới thấy anh Lý đã chết trên vô lăng. Hoa ra anh Lý vừa lái xe một tay, còn tay kia móc cứt mũi - một thói quen đang yêu ở châu Á - thì bị tông từ phía sau nên hai ngón tay (đang nằm trong mũi, bị lực quán tình) đâm thẳng vào sống mũi lên tận mắt, ngộp thở, chết."