Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Khăn lụa tơ tằm – Lỗi “duyên” của sản phẩm thủ công

Cách đây ba năm, trước khi biết đến khăn lụa tơ tằm. Tôi là nhân viên bán hàng của một cửa hàng đồ gốm thủ công nghệ thuật. Cửa hàng đó bán các sản phẩm đồ gốm thủ công gồm: Gốm Đông Gia của Francois Jalov, Gốm Mai của hoạ sỹ Bùi Hoài Mai, Gốm Chi ở Yên Viên Gia Lâm. Đây là những sản phẩm gốm thủ công hoàn toàn và vô cùng độc đáo. Gốm Đông Gia nổi bật ở men chảy huyền ảo, gốm Mai là các hoạ tiết cổ, gốm Chi độc đáo ở sự độc bản, không đụng hàng. Chính từ những ngày đó, đã khơi gợi tình yêu của tôi đến sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam.
Những ngày tháng đó, đã giúp tôi hiểu được sản phẩm thủ công được hình thành như thế nào. Và tại sao sản phẩm thủ công nó có giá trị quý báu. Giá trị của sản phẩm thủ công không chỉ ở vẻ đẹp, sự tinh tế. Cũng không chỉ ở sự tỉ mỉ, nắt nót của người làm ra nó. Mà giá trị của sản phẩm thủ công còn là cái tình cảm của người nghệ nhân trong lúc làm ra nó.
Bạn biết không, sản phẩm thủ công không có cái nào có thể giống hoàn toàn cái nào cả. Cùng 1 loại cốc, khi vui người thợ sẽ làm cái cốc rất đẹp, nước men rất sáng. Nhưng khi buồn, người thợ chỉ cần quá tay thôi là nước men của chiếc cốc có thể đậm hơn hoặc nhạt hơn rồi.
Hay cũng ở một mẻ nung, chiếc cốc ở đáy lò sẽ cho màu men khác chiếc ở giữa và chiếc ở trên cùng. Đó chính là điểm khác biệt của sản phẩm thủ công. Và đó chính là điều tuyệt vời của sản phẩm thủ công có được.
Có một kỷ niệm của tôi như thế này. Một lần có một chị Việt kiều Mỹ qua cửa hàng, sau một lúc lựa chọn. Chị chọn được 1 chiếc đĩa vân của Gốm Mai có màu ngọc bích rất đẹp. Nhưng chị vẫn không hài lòng và băn khoăn chưa chọn nó. Tôi đến và hỏi chị, thì được biết là chiếc đĩa có 1 cái lỗ nhỏ trên mặt đĩa, nếu nhìn kỹ mới phát hiện ra được. Và vấn đề ở đây, khi chị ấy đã nhìn lấy cái lỗ đó, thì có nhìn thế nào chị cũng sẽ thấy cái lỗ ấy và không hài lòng.
Tôi cầm 2 cái đĩa vân lên và nói với chị rằng: “chị không nên chọn cái đĩa có lỗ, vì nó sẽ là cái gai trong mắt của chị khi dùng sau này, chị sẽ không thoải mái với nó. Chị nên chọn cái đĩa khác, tuy màu men nó không đẹp bằng cái kia, nhưng nó là cái hoàn thiện hơn chị ạ. Nhưng chị thấy đấy, sản phẩm thủ công không có cái nào hoàn hảo cả, kiểu gì nó cũng có 1 lỗi nhỏ nào đó. Và em gọi nó là lỗi “duyên”. Vì chả có cái nào lỗi giống cái nào cả.”
 Và các bạn biết không, chị ấy đã lấy cả 2 cái đĩa đó vì lỗi “duyên” của chúng. Và cái lỗi “duyên” bây giờ không gây khó chịu nữa. Mà lỗi “duyên” đã đem lại niềm hạnh phúc, sự độc đáo đáng tự hào.
Quay lại với khăn lụa tơ tằm, tôi đến với nó vì yêu sản phẩm thủ công, yêu sản phẩm Việt Nam. Cũng như gốm, khăn lụa thủ công đẹp nhưng không hoàn hảo. Nhưng tôi thích sự không hoàn hảo đó. Cũng là chiếc khăn lụa tơ tằm, hôm nay nó được làm ra rất mềm mại, nhưng hôm sau nó có thể hơi thô hơn 1 chút, dung rồi nó sẽ mềm mại. Cũng là chiếc khăn tơ tằm đũi, nhưng có chiếc nối đoạn tơ còn thừa 1 chút, có chiếc tua hơi ngắn. Nhưng tổng thể chiếc khăn vẫn rất đẹp. Thì đó được gọi là lỗi “duyên” của khăn lụa tơ tằm thủ công.
Nói như vậy không phải bao biện cho việc sản phẩm lỗi. Và không phải lỗi nào ở khăn lụa tơ tằm thủ công cũng là lỗi “duyên”. Lỗi “duyên” là lỗi vô tình người thợ mắc phải, và tổng thể 1 sản phẩm thì lỗi đó không gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp, chất lượng của sản phẩm đó. Có khi lỗi “duyên” đó mang lại sự sáng tạo, độc đáo của khăn lụa tơ tằm thủ công, mà muốn lặp lại cũng không được. Còn lỗi do cố ý hay thiếu trách nhiệm là điều phải tuyệt đối phải tránh.
Đứng trên góc độ khách hàng, ai cũng muốn có 1 sản phẩm đẹp và không bị lỗi. Lụa tơ tằm Bá Minh cũng đang hướng đến điều đó. Chúng tôi luôn muốn tìm kiếm, sáng tạo và làm nên một chiếc khăn đẹp và hoàn thiện nhất.
Xem thêm các thông tin về lụa tơ tằm Bá Minh tại: fanpage Lụa tơ tằm Bá Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét