Trong một buổi giảng pháp, thầy Thích Nhất Hạnh có dạy về cách nói chuyện trong chánh niệm. Thầy kể câu chuyện Hổ mẹ nhận con để lấy ví dụ. Mình xin kể lại theo trí nhớ như sau:
Tôi là một con người bình thường như bao người khác. Cũng giống như hầu hết các bạn, Tôi luôn mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc bên những người tôi thương yêu nhất. Trên hết, hơn tất cả mọi thứ, tôi muốn làm cho họ hạnh phúc và luôn luôn cười. Tôi sẽ cố gắng để làm được những điều đó theo cách riêng của mình. Để không bao giờ tôi sẽ phải cảm thấy hối tiếc!
Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021
SỰ THẬT CỦA LỜI NÓI DỐI!
Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021
Làm thế nào cân bằng giữa công việc và cuộc sống để có hạnh phúc?
Con người luôn khát khao có được hạnh phúc
Hạnh phúc là gì mà con người luôn khát khao có được nó? Đó
là câu hỏi mà tôi luôn thường trực hỏi chính bản thân mình. Để rồi trên hành trình
tìm kiếm hạnh phúc, đã mang câu hỏi đó để hỏi nhiều người.
Có người nói hạnh phúc là thấy mình có giá trị. Người thì
nói hạnh phúc là có cuộc sống thanh thơi, nhàn hạ bên người thân. Và có người
nói rằng đối với họ hạnh phúc là được tư do đi khắp mọi nơi trên thế giới. Quả
là có nhiều cách thức để con người có được hạnh phúc.
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, cơ duyên mang tôi đến với buổi
chia sẻ của anh Nguyễn Đỗ Lăng, chủ tịch của APEC Group. Tối hôm đó tôi thật sự
ấn tượng với không gian làm việc rộng, hiện đại, và cực kỳ đẹp của APEC. Và
càng ngạc nhiên hơn nữa khi anh Lăng nói rằng, toàn bộ nội thất công ty đều tự
tay nhân viên thiết kế, với chi phí rẻ hơn các công ty khác rất nhiều.
Trong buổi chia sẻ kéo dài 2 tiếng, anh Lăng đã kể lại hành
trình khởi nghiệp, triết lý kinh doanh của bản thân anh. Với tôi đây là những
chia sẻ cực kỳ sinh động và thực tế. Tại buổi hôm đó, có một câu nói về hạnh
phúc của anh Lăng mà tôi nhớ mãi:
“Thường thì các công ty hạnh phúc, con người hạnh phúc
thì đều thành công và giàu có. Từ lúc tập đoàn APEC tự gọi chúng tôi là công ty
the happiness company, tự nhiên thấy văn phòng của chúng tôi đẹp hơn, có vẻ
lương của người APEC 2 đến 3 năm vừa rồi cũng tăng gấp 3 gấp 4 lần. Thì đâu đó
cũng có sự liên kết mạnh mẽ giữa hạnh phúc với giàu có và thành công.”
Vậy có phải như anh Lăng nói hạnh phúc là nền tảng của sự
giàu có và thành công?
Nhưng để đạt được hạnh phúc quả thật không dễ dàng, đặc biệt
trong xã hội hiện đại, nơi con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc.
Để tồn tại con người phải làm việc
Từ rất lâu, loài người đã nhận ra rằng: mỗi cá thể không thể
tự làm ra tất cả mọi thứ để phục vụ cuộc sống, vậy nên phải chuyên môn hóa công
việc cho từng cá thể. Việc chuyên môn hóa còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức
và tăng hiệu quả lao động. Ở xã hội hiện đại, việc chuyên môn hóa đã ở trình độ
bậc cao, chia thành từng lĩnh vực vô cùng nhỏ như phân tích dữ liệu, nhập liệu,
hay thuyết trình.
Chính vì việc chuyên môn hóa đến mức như vậy, còn người càng
phải làm việc nhiều hơn để có thu nhập phục vụ cho các nhu cầu ngày càng nhiều,
và giá cả ngày càng tăng.
Ngoài ra, con người còn đòi hỏi tìm được công việc mà mình
làm giỏi nhất, làm công việc mà mình có đam mê. Khiến cho công việc càng trở
nên áp lực.
Khi con người làm việc đến mức cạn kiệt cả về sức khỏe lẫn
tinh thần. Họ đòi hỏi việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vấn đề này thực
sự là vấn đề lớn của xã hội.
Bản thân tôi cũng đã từng trăn trở để tìm ra giải pháp để
cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tôi phát hiện ra rằng công việc thực ra
chính là một phần cuộc sống của tôi. Nó không tách rời mà nằm trong cuộc sống.
Với tôi công việc không đơn giản là để tạo ra thu nhập,
công việc là một phần trong cuộc sống.
Bằng cách lần về quá khứ, xem xét lại quá trình làm việc của
bản thân. Tôi thấy rằng công việc giúp tôi phát triển bản thân. Ở mỗi 1 công việc
tôi trải qua, nó giúp cho tôi phát triển các kỹ năng cá nhân, làm bộc lộ ra những
phẩm chất mà trước đây bị che dấu.
Công việc cũng là cách để giúp tôi cống hiện năng lực, tạo
ra giá trị để phục vụ cộng đồng. Ở Bá Minh Silk, nơi tôi đang làm việc, chúng
tôi làm việc dựa trên sứ mệnh “Nuôi dưỡng giá trị thật, xây dựng niềm tin”.
Chúng tôi luôn mong muốn mang lại những giá trị thật đến với khách hàng và cộng
đồng.
Công việc cũng là một cách thức để chúng ta kết nối với con
người. Trong công việc, tôi đã tìm cho mình thêm những người bạn tri kỉ, những
người anh em, và cả những người thầy. Nếu không có công việc, chắc tôi không thể
gặp những người tuyệt vời như thế.
Đối với tôi, cuộc sống gồm công việc, gia đình và những sở
thích, đam mê của cá nhân.
Vậy có hay không việc bằng giữa công việc và cuộc sống?
Như đã nói ở trên, công việc chính là một phần của cuộc sống.
Công việc không tách rời với cuộc sống. Vậy nên không có trạng thái nào được gọi
là cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Theo tôi, bản chất thật sự đó là trạng thái bình an trong
tâm ta. Khi tâm ta cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, bình yên để đạt tới trạng thái
bình an chính là lúc bản thân ta cảm thấy mọi thứ cân bằng nhất.
Điều ta cần xem xét ở đây chính là việc cân đối thứ tự ưu
tiên cho công việc, gia đình, và bản thân phù hợp trong từng khoảng thời gian
nhất định.
Vậy làm sao để đạt được trạng thái cân bình an trong
tâm ta?
Cá nhân tôi vẫn chưa đạt được trạng thái bình an trong tâm một
cách bền vững. Để đạt được trạng thái bình an đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục. Với
kinh nghiệm cá nhân, tôi xin được chia sẻ một số bước để đạt được trạng thái
bình an trong tâm như sau:
Đầu tiên, bạn cần lập kế hoạch cho cả cuộc đời mình. Cuộc đời
dù có nhiều điều bất ngờ, và mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng chúng
ta đều phải trải qua những giai đoạn giống nhau, những sự kiện lớn như nhau: đi
học, làm việc, lập gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ, nghỉ hưu. Vậy
bạn hãy lập kế hoạch cho từng sự kiện lớn đó. Và hãy nhớ mỗi một giai đoạn
trong cuộc đời sẽ có thứ tự ưu tiên khác nhau. Ngoài ra, trong khi lập kế hoạch
cuộc đời bạn cần tìm cho mình một triết lý sống sâu sắc. Trong buổi chia sẻ
ngày 14 tháng 8 năm 2020, anh Lăng đã nói về tâm quan trọng của một triết lý sống
sâu sắc là giúp bạn không sa ngã vào những thứ tiêu cực.
Tiếp theo, hãy xác định các nguồn lực của bản thân. Theo
tôi, mỗi người có 7 nguồn lực cơ bản: sức khỏe, thời gian, tinh thần, kiến thức
và kỹ năng, tiền bạc, mối quan hệ, sức sáng tạo. Mỗi một cá nhân sẽ sở hữu các
nguồn lực này ở mức độ mạnh, yếu khác nhau. Việc của bạn là xác định rõ nguồn lực
nào của bạn là mạnh, bạn cần tập trung sử dụng và bồi đắp cho nguồn lực nào. Và
cách bạn sử dụng những nguồn lực đó trong kế hoạch cuộc đời của mình như thế
nào.
Tiếp đến, bạn hãy xác định những điều quý giá nhất của bạn.
Đó có thể là vợ con, bố mẹ, đam mê, sứ mệnh hay bất cứ thứ gì mà bạn thấy nó
quý giá và không thể bỏ đi. Mọi nguồn lực của bạn đều là hữu hạn, vậy nên hãy tập
trung những nguồn lực vào những điều quý giá nhất.
Tôi tin rằng, khi bạn làm được những điều trên, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng đạt tới hạnh phúc. Chúc bạn những điều bình an!
P/s: Xin gửi lời biết ơn đến APEC Group và bạn Tuệ Tâm đã có
lời mời tôi viết một bài chia sẻ để đưa vào cuốn sách của APEC Group. Đây là
vinh dự cho tôi khi có cơ hội được đóng góp, chia sẻ những điều mà tôi đã học hỏi
và tích lũy được qua công việc, qua lắng nghe chia sẻ của những người thành
công. Chúc cho APEC Group sẽ luôn là công ty hạnh phúc!
Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021
Cái bẫy "Tôi là ai?"
"Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông" _Heraclitus_
Hồi còn nhỏ, nhà tôi có một cái tivi đen trắng. Chẳng nhớ lúc đó tôi bao nhiêu tuổi nữa. Chỉ nhớ cái tivi được để trên mặt tủ, và cái tủ cao quá đầu. Hồi đấy, truyền hình chẳng phát cả ngày như bây giờ, cũng chẳng có nhiều kênh để chọn, để xem. Chiếc tivi gần như cả ngày "im như thóc", trừ lúc cha tôi mở lên xem. Lúc đó tôi đều quan sát xem cha tôi mở tivi như thế nào. Thỉnh thoảng cha tôi ở nhà nhìn lên đồng hồ treo tường và mở tivi. Tôi nhìn chiếc đồng hồ lẩm nhẩm "3 giờ thì mở tivi xem được".
Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021
Tôi muốn trở thành kẻ được chọn!
Tôi muốn thở thành kẻ được chọn để khoẻ mạnh,
Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để hạnh phúc,
Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để thành công,
Tôi muốn trở thành kẻ được chọn để cho đi!
------
Chúa đang bước đôi chân trần trên bãi biển. Bãi biển thật dài và đẹp, ở đó có hàng triệu viên đá nhỏ nằm ngổn ngang, tôi là một trong số viên đá đó. Sóng biển đánh vào bờ liên tục không ngừng nghỉ, bào mòn những viên đá trở nên nhẵn nhụi.
Chúa muốn chọn một viên đá để chặn những trang sách ngài viết. Và tôi muốn trở thành viên đá đó. Ngài sẽ chọn viên đá nào, tôi chẳng biết được.
Nhưng tôi biết để Ngài nhìn thấy tôi, tôi phải sáng lấp lánh hơn những viên đá khác, tôi phải thật đặc biệt. Muốn thế tôi phải tìm cách đến nơi sóng đánh vào bờ liên tục, nơi có những con sóng to, mạnh mẽ có thể đánh bay bụi bẩn đang bám trên mình tôi, để những tinh thể đá đẹp nhất được lộ diện và phát sáng. Khi tôi đắm mình trong sóng biển để làm mình đẹp hơn, tôi đã được nghe biển kể những câu chuyện ngoài khơi xa kia. Những câu chuyện thú vị, hấp dẫn. Khi nằm trong những con sóng mặn chát của biển, tôi tin rằng rồi Chúa sẽ nhìn thấy và chọn tôi. Bởi tôi đã chọn tôi trở thành những điều tôi muốn!
(Bá Tân, 16/05/2021)
![]() |
Muôn Kiếp Nhân Sinh 2 |
Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021
Sáng tạo content trong bán hàng: Thấu hiểu và hiệu quả
Mỗi người sáng tạo content có một phong cách viết khách nhau, mỗi một content hướng khán giả đến những cảm xúc khác nhau. Nhưng trong bán hàng, cái đích cuối cùng cần đạt đến đó là mang về doanh số.
Mình là người thích viết, nhưng là một người viết không chuyên, không được đào tạo bài bản. Mình phải viết vì để thực hiện sứ mệnh "Nuôi dưỡng giá trị thật, xây dựng niềm tin", thông qua thương hiệu Bá Minh Silk. Vì thế, có thể chủ quan nói rằng, mọi niềm vui, nỗi buồn của người sáng tạo content bán hàng mình đều đã trải qua.
Và sau 4 năm viết về Bá Minh Silk, mình cũng đã đúc kết được một số nguyên tắc, góc nhìn của bản thân về content trong bán hàng. Xin chia sẻ lại đây, để cùng mọi người thảo luận:
Với mình, người làm content đầu tiên cần phải thấu hiểu.
PHẢI THẤU HIỂU MỚI ĐẠT HIỆU QUẢ!
Vậy cần thấu hiểu gì?
Thấu hiểu bản thân: Thế mạnh về content của bản thân là gì? Viết, vẽ, chụp ảnh, video... Phong cách của bản thân là gì?
Thấu hiểu khách hàng mục tiêu: Khách hàng mong muốn xem gì, nghe gì, đọc gì,...
Thấu hiểu doanh nghiệp: Triết lý, phong cách, đẳng cấp, sản phẩm, dịch vụ,... của doanh nghiệp.
Sau đây là sơ lược về những kiến thức cơ bản mà một người sáng tạo content cần nắm vững:
1. Content là gì?
Content là nội dung được sáng tạo với mục đích cụ thể.
- Nội dung này gồm: text, hình ảnh, video.
Sự biến đổi của nội dung: Trước đây, text là chính, hình ảnh bộ trợ cho text. Sau đó, hình ảnh là chính, text bổ trợ cho hình ảnh. Hiện tại, video là chính, text bổ trợ.
Tuy nhiên, tùy theo mục đích, loại sản phẩm mà sẽ có sự linh hoạt kết hợp các loại hình trên.
Mục đích của content: Truyền thông tin, xây dựng ảnh hưởng, bán hàng, tạo ra giá trị tốt đẹp cho con người.
2. Các yếu tố cần có để tạo content
- Ý tưởng: Xác định ý tưởng (chủ đề của content) là gì? Gọi tên được ý tưởng một cách rõ ràng.
- Đối tượng hướng đến là ai?
- Tại sao họ phải đọc content của bạn? Xác định được vấn đề của tối tượng, mang lại giá trị cho đối tượng. (Insight)
- Cách viết content như thế nào cho hiệu quả? Góc nhìn, reviews, vui nhộn, text, video, hình ảnh.
- Truyền tải content trên phương tiện nào? Facebook, youtube, instagram...
3. Insight khách hàng là gì?
Insight không phải là nhu cầu, insight tạo ra nhu cầu của khách hàng.
Nếu hiểu được insight của khách hàng thì không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà còn có thể mở rộng nhu cầu, tạo ra nhu cầu mới.
Cách tìm insight:
Nhu cầu/mua hàng <= Biểu hiện <= Nguyên nhân thật sự (insight)
Ví dụ: Người mua robot => Biểu hiện của họ là gì? (Nhận dạng khách hàng?) => Nguyên nhân thật sự của việc mua hàng.
Các câu hỏi cần được trả lời kỹ lượng:
- Who?
- What?
- When? Where?
- Why?
- How? (Giải pháp độc đáo kết hợp với tính năng của sản phẩm)
Ví dụ: Vải lụa tơ tằm phù hợp cho người hay ra mồ hôi vì kháng mùi, vải tơ tằm phù hợp với người yêu thích dùng nước hoa vì kháng mùi mồ hôi, khô thoáng giúp lưu hương nước hoa lâu hơn.
Người ta thường nói insight là why? nhưng hầu hết mới dừng ở biểu hiện. Chưa đi sâu vào nguyên nhân thật sự của khách hàng.
Có loại 3 nguyên nhân thật sự:
- Nỗi đau kín của bản thân: sự thiếu thốn, sự an toàn (cho bản thân, người thân), bị người khác coi thường, trách nhiệm,...
- Lòng tham: mua ở thời điểm hời, mua được món hời (thanh lý, số lượng có hạn), quà tặng giá trị, tăng giá trị trong tương lai.
- Cảm xúc: Tiện nghi hơn, đẹp hơn, hợp mốt, thời thượng, trend, thể hiện đẳng cấp, phong cách cái tôi, gu riêng, ...
Vậy insight khách hàng của bên bạn là gì?
4. Cách viết content phù hợp với khách hàng?
Đầu tiên, bạn phải trả lời được các câu hỏi:
Khách hàng của bạn là ai?
Phong cách của họ là gì?
Họ thích nghe gì? Xem gì? Vào thời gian nào?
Với khách hàng giàu có hiểu biết, giàu có đừng cố dạy bảo họ. Hãy lắng nghe và chia sẻ với họ.
Với khách hàng chưa hiểu sản phẩm hãy kiên trì chỉ dẫn, khuyến khích họ.
Với khách hàng tham lam, thích giá rẻ hãy cho họ thấy họ là người đang có lợi.
5. Các dạng bài content trên fanpage
- Dạng thông tin, thông báo.
- Dạng hướng dẫn: hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn mua hàng, hướng dẫn vệ sinh, hướng dẫn bảo quản,...
- Video
- Inforgraphics
- Phỏng vấn
- Đánh giá
- Câu chuyện
6. Cấu trúc cơ bản của bài content
- Tiêu đề: mang chủ đề, insight: lý do khách phải đọc.
- Phần nêu vấn đề, insight: chọn 1 đối tượng và 1 vài insight
- Phần giải quyết vấn đề: Lý do để khách hàng tin
- Kêu gọi hành động: Lý do để khách hàng hành động.
Các phương pháp tạo content:
- Diễn giải
- Quy nạp
- Loại suy
7. Các nguyên tắc tạo content
Lưu ý đây là các nguyên tắc cá nhân mình tự đúc rút ra, mình cũng khuyên mỗi bạn nên tự đúc rút ra các nguyên tắc của chính bản thân mình.
Nguyên tắc 1: Chia nhỏ đối tượng: hãy tạo ra content như dành riêng cho đối tượng đó.
Nguyên tắc 2: Phải có thông tin mới, hấp dẫn để giúp họ ghi nhớ.
Nguyên tắc 3: Phải khơi gợi được hành động.
Đây là bài mình viết ngày 11 tháng 08 năm 2020 cho một buổi chia sẻ với đội ngũ Bá Minh Silk. Mong rằng cũng sẽ có ích với bạn!